Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội: Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển

Hương Trang| 11/12/2020 13:07

Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội: Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển
Ban Chấp hành Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội

Được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 2/2/2000, có trụ sở văn phòng tại tầng 13 Cung Trí thức (Hà Nội), tháng 5/2017 Hội được cho phép đổi tên từ Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Hà Nội thành Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội. Bước sang năm nay, Hội kỷ niệm tròn 20 năm ngày thành lập (2000 - 2020). Với bề dày thành tích và những đóng góp đáng kể trong công tác chăm sóc và dạy dỗ trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố, Hội đã vinh dự được đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2005); Cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố (năm 2019); Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước (năm 2020), cùng nhiều  bằng khen và giấy khen của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam và các cấp lãnh đạo khác.

Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội: Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển
Bà Trần Thị Minh Phương, Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội (đứng giữa) trao quà cho trẻ khuyết tật

Nhìn lại chặng đường 20 năm đã qua, với không ít khó khăn và thách thức, nhưng với sự đoàn kết quyết tâm một lòng của các ủy viên BCH Hội (qua các nhiệm kỳ), dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Triệu Hải - Chủ tịch đầu tiên - nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Minh Phương - Chủ tịch Hội, nhà giáo ưu tú, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội ngày càng vững vàng vượt qua mọi thử thách, lớn mạnh không ngừng, có nhiều sáng kiến và tạo bước đột phá trong công tác chăm sóc và dạy dỗ trẻ khuyết tật. Cụ thể như: phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, giáo dục và dạy nghề cho trẻ, công tác văn hóa - văn nghệ và vui chơi giải trí, dạy trẻ cách tự bảo vệ mình…

Về công tác tuyên truyền và vận động, Hội đã huy động được nhiều nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cá nhân, tập thể trong nước và nước ngoài, tiêu biểu như: Tổ chức Trẻ em Rồng xanh (Úc), tổ chức Huynh đệ Á, Âu (Pháp) và nhiều nguồn tài trợ khác. Để phát huy hết tiềm năng và sự sáng tạo trong bối cảnh mới, lãnh đạo Hội luôn chỉ đạo sát sao, tìm kiếm và xây dựng các mô hình tích cực nhằm giúp trẻ khuyết tật hoàn thiện, khắc phục khiếm khuyết để hòa nhập cộng đồng, góp phần an sinh xã hội.

Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội: Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển
Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội trao quà cho trẻ khuyết 
tật trên địa bàn thành phố

Trên con đường thiện nguyện, có biết bao tấm lòng sẵn sàng “nhường cơm, sẻ áo” cho các mảnh đời bất hạnh. Những người làm từ thiện thường không thích phô trương và kể công. Họ âm thầm mang đến cho những đứa trẻ món quà bất ngờ trong dịp lễ, Tết. Giá trị về vật chất có thể không lớn nhưng về tinh thần thì vô giá. Những giọt nước mắt biết ơn, những bàn tay nắm chặt không muốn rời và những nỗ lực phi thường của trẻ vươn lên sống có ích cho đời... Đó chính là niềm động viên lớn nhất cho những tấm lòng vàng, bất chấp tuổi cao, bệnh tật miệt mài trên con đường thiện nguyện.

Và, xã hội luôn ghi nhận những đóng góp to lớn của Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật Thành phố Hà Nội: Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO