Những phiên chợ làng vào mùa xuân ở phía dãy hàng cây giống thường có thêm người bán xoan giống. Mặt hàng đặc biệt này chỉ có vào mùa xuân, vì mùa xuân là mùa gieo trồng mà.
Những phiên chợ làng vào mùa xuân ở phía dãy hàng cây giống thường có thêm người bán xoan giống. Mặt hàng đặc biệt này chỉ có vào mùa xuân, vì mùa xuân là mùa gieo trồng mà.
Thường thì người bán xoan giống là chủ những vườn ươm bên bãi. Đất bãi mênh mông, ngoài canh tác rau màu, có những người có nghề ươm giống. Xoan là một giống cây dễ ươm, dễ trồng, đem lại lợi ích, thế nên cây giống này thường không thể thiếu trong những buổi chợ phiên đầu mùa xuân. Cứ đất nào hiểm, khó tưới, khó chăm người ta thường trồng ít thì đôi ba cây, nhiều thì cả hàng cây xoan vào đó. Nhãng quên đi dăm năm là có thu hoạch.
Người ta có thể quên những cây xoan theo cách ấy, nhưng cứ khi tàn xuân vào hạ là vào mùa hoa xoan. Hoa tím rụng vơi đầy, thơm ngát. Chẳng biết có phải hoa nhắc nhớ người ta về sự có mặt của mình không? Nhưng loài hoa này để nhớ cho nhiều người.
Xoan trồng năm đầu, thì khi cây bén rễ, trổ búp rồi lên lá xanh om, người ta biết cây trồng đã sống, thế thôi. Còn thường, phải đến năm sau, xoan mới ra hoa, những cây xoan lâu năm thì sai hoa vô cùng.
Hoa xoan theo chùm, bông nhỏ xíu, màu tím nhạt. Hoa xoan đẹp, vẻ đẹp của loài hoa dại. Biết vậy, nhưng chả ai ngắt hoa chơi bao giờ. Vì loài hoa này, không hiểu do đâu, người đời bảo ngửi hoa là điếc mũi, thêm nữa hoa bám cành không chắc rụng lả tả. Hoa theo chùm như đèn hoa, lá xanh như che ô cho hoa. Cây lớn, sai hoa thì hoa rụng như rải thảm dưới gốc. Chẳng thế mà thi sĩ Nguyễn Bính viết về mùa xuân năm nào rằng: Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Cái đầy vơi ấy như thể theo lứa, theo ngày xuân. Loài hoa này có mùa không dài, nhãng đi, có thể đã qua một mùa hoa. Hoa xoan thơm đặc biệt, thơm đến lạ lùng. Hoa thơm trong gió nồm, mưa ướt áo của tiết xuân, hoa cũng lại thơm trong mênh mang nắng vàng ươm, gió hào sảng của những ngày sắp vào hạ. Hoa xoan không thơm nồng như hoa bưởi, không thơm ngọt như hoa mộc, không thơm mà thanh chua như hoa muỗm, hoa xoan thơm lất phất như hình hài loài hoa này. Mùi hương không dễ nhầm lẫn, cũng không dễ bị gió làm tan loãng. Hoa đọng lại không gian, như câu thơ thi sĩ viết. Hoa trên cành thơm, hay hoa vơi đầy trên đất kia thơm, chẳng biết. Chỉ biết hương này để nhớ. Nhớ mùa đã qua, phảng phất buồn trong cái lẽ vơi đầy, nuối tiếc của riêng mình. Tại loài hoa này có tơ duyên với thơ Nguyễn Bính, hay tại Nguyễn Bính mặc định cho phận hoa gắn với cái háo hức của cô gái ngày: Hội chèo làng Đặng
đi ngang ngõ.nRồi lại để cô gái ấy những buồn trông:Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ.
Cái cạn ngày xuân ở hội chèo làng Đặng kia thực là gắn bó duyên phận với hoa xoan, thi sĩ đã thấy ghi lại thôi, người ta đọc rồi nghi hoặc, dường như câu chuyện này có trước bài thơ, nhưng chỉ được biết đến khi thi sĩ viết ra. Nghi hoặc mà bền chắc, chắc đến mức thấy mùa hoa xoan, người ta lại nhớ, nhớ và nhẩm đọc câu thơ này. Là duyên hay định mệnh mà thi sĩ gắn kết cho hoa, để bao năm qua, người ta tìm thấy những bâng khuâng, tìm thấy mình trong đó. Ngọn gió phơi phới trong màu nắng mới, sao thấy buồn? Tại bài thơ hay tại mình đồng cảm, tại mình đã nhớ thương, đã lỡ làng? Thời gian đã nguôi ngoai, đã cất giữ để khi cần lại trở về nguyên vẹn như mới đây, trong mùa hoa này.
Những vườn xoan, những lối xoan mùa hoa cũng trải thảm hoa dưới đất, hương xa gần cả xóm, cả đồng. Thân nâu sẫm, lá non tơ, hoa rắc vào gió hương thơm thây kệ người ta có đợi chờ hay không. Hoa nói về sự có mặt của mình trên đời, đến hẹn lại lên theo đúng tiết mùa. Bởi thế, nếu năm nào hoa đến muộn, người ta lại nhắc. Nhắc vì thiếu một mùi hương, một sắc màu. Dẫu không nhìn thấy màu tím nhạt mong manh kia thì phải thấy mùi hương trong gió. Biết thì là hương từ góc ao, không biết thì cứ hỏi cây nơi nào đó mà cho hương. Chỉ như thế mới đủ để bước vào mùa mới.
Đôi người già lại bảo mùa hoa xoan là mùa có muỗi xoan, đóng cửa vào kẻo thắp đèn, muỗi theo vào nhiều lắm. Có thể, nói là thế, nhưng người ta sợ rằng hương hoa gợi nhớ. Bởi ai chẳng có một thời thanh xuân, bước qua những thảm hoa, ngước lên tìm hoa trong ngày trẩy hội và rồi có nhiều những chuyện chẳng dễ nói ra…
Xuân cạn ngày, hoa trôi theo gió, những chùm quả treo lơ lửng trên cành cao, quả xanh rồi chín chẳng mấy người lưu tâm, chỉ đến khi mùa hoa về, người ta thấy hương hoa, lòng lại chộn rộn trong những cũ xưa, đến lạ…
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định kèm Kế hoạch “Xây dựng dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” để trình Chính phủ ban hành Nghị định về nội dung này (dự kiến tháng 6/2025).
Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
Ngày 25/11, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã về việc triển khai tiêm chủng vắc xin Uốn ván - Bạch hầu (Td) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngày 26/11, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024 với chủ đề “Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt’’.
Cuối tuần này, không gian đảo Ngọc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ trở thành một không gian của văn hóa, nghệ thuật và các hoạt động trải nghiệm phong phú trong Chương trình quảng bá sản phẩm du lịch Đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng cổ Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn hội tụ nhiều nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Cự Đà còn nức tiếng xa gần bởi nghề làm miến và tương nếp truyền thống. Người dân Cự Đà tự hào về nghề làm tương nếp đã có từ hàng trăm năm nay với câu ca danh truyền “Tương Cự Đà, cà làng Đám”.
Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tối 24/11, tại Madeira (Bồ Đào Nha), Tổ chức Giải thưởng thế giới World Travel Awards đã công bố Việt Nam là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Trong đó, Hà Nội vinh dự nhận danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu thế giới 2024”.
"Phở số Hà thành" sẽ diễn ra từ 29/11 đến 1/12 tại Công viên Thống Nhất với nhiều hoạt động hấp dẫn như: trải nghiệm món Phở truyền thống được chế biến và phục vụ bởi robot thông minh; Tham gia trải nghiệm chế biến Phở với nghệ nhân...
Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Tối 24/11, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP. Ninh Bình) rực sáng trong lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản".
Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (27/11/2014-27/11/2024).
Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di sản Tư liệu của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”, Công bố hoàn thành Dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” và Động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”.
Đây là lần đầu tiên quận Tây Hồ tổ chức liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc. Liên hoan hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều mới lạ qua các phong cách trình diễn của từng nhóm nhạc, band nhạc.