Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Hình thành, phát triển người Hà Nội thanh lịch - văn minh từ việc chọn sách giáo khoa

Quỳnh Chi 07/04/2024 16:18

Theo Quyết định quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thủ đô vừa được UBND Thành phố ban hành, có 2 tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.

Quyết định Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ năm học 2024-2025, đồng thời thay thế Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

sach-ha-noi.jpg
Học sinh trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa) trong cuộc thi Chung kết giới thiệu sách về Thủ đô Hà Nội. (Ảnh tư liệu).

Theo quy định mới của UBND Thành phố, bắt đầu từ năm học 2024 – 2025, có 2 tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương

Trong tiêu chí đầu tiên này, UBND Thành phố Hà Nội quy định nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của Hà Nội và cộng đồng dân cư góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Thăng Long - Hà Nội thanh lịch – văn minh.

Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa có kiến thức hiện đại, cập nhật, có khả năng vận dụng, liên hệ thực tế cuộc sống đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế; góp phần phát triển giáo dục toàn diện nhằm đào tạo nguồn lao động có tri thức, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội – Thành phố thông minh, sáng tạo.

sach-hanoi2.jpg
Cuốn sách “Hà Nội ngàn năm kí ức” (sách dựng hình 3D) gồm 11 danh thắng của Thăng Long – Hà Nội được Thư viện Hà Nội giới thiệu đến các bạn đọc đến với thư viện. (Ảnh tư liệu).

Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào cuộc sống giúp học sinh trở thành các cá nhân sáng tạo - động lực quan trọng của sự phát triển Thủ đô trong thời kì hội nhập.

Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục

Với tiêu chí này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu sách giáo khoa phải phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục tại cơ sở giáo dục. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở giáo dục phổ thông. Đồng thời, nội dung sách giáo khoa có thể triển khai hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học khác của cơ sở giáo dục phổ thông.

Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lí giáo dục Thành phố và quận, huyện, thị xã. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục.

Sách giáo khoa phải phù hợp với năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính vừa sức, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh tại nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học; tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập của học sinh. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

sachhanoi4.png
Nội dung sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức. (Ảnh minh họa).

Sách giáo khoa được lựa chọn phải tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với các hoạt động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh.

Nội dung sách giáo khoa có các chủ đề, nội dung chú trọng việc thực hiện tích hợp kiến thức liên môn, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống. Nội dung sách giáo khoa với các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh, đánh giá được kết quả giáo dục đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn học/hoạt động giáo dục được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3/8/2022 về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 3232/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hình thành, phát triển người Hà Nội thanh lịch - văn minh từ việc chọn sách giáo khoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO