Hà Nội

Hiệu quả từ các cách làm hay, mô hình điểm

Ly Ly 10/12/2023 15:22

Năm 2017, UBND Thành phố Hà Nội chính thức ban hành bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Kể từ khi ban hành, bộ Quy tắc không chỉ được triển khai thực hiện đồng loạt, các địa phương tại Hà Nội còn tâm huyết xây dựng nhiều cách làm sáng tạo, những mô hình điểm để Quy tắc ứng xử nơi công cộng thật sự thấm sâu vào đời sống nhân dân và tạo thành hệ giá trị của người Hà Nội – Tràng An thời đại mới.

Đạt thành tựu đáng khích lệ nhờ sáng tạo

Theo Trưởng phòng Văn hoá Thông tin huyện Ba Vì Lê Khắc Nhu, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện bộ Quy tắc ứng xử, từ năm 2022, UBND huyện Ba Vì triển khai xây dựng mô hình “thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Trên cơ sở mô hình điểm, đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai nhân rộng mô hình “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên toàn huyện. Những cách làm hay, sáng tạo đã được các xã, thị trấn vận dụng linh hoạt theo tình hình thực tế tại địa phương tạo khí thế thi đua sôi nổi trong nhân dân, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần chủ động và thiết thực tham gia các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường. Kết quả trong 8 tháng đầu năm 2023: các địa phương trên địa bàn huyện Ba Vì thành lập tổ xung kích vệ sinh môi trường, duy trì tổ tự quản, tổ chăm sóc các “Tuyến đường có hoa” với tổng chiều dài 111.895m; xây dựng 27 mô hình “Biến điểm rác thải thành đường hoa”; mô hình camera an ninh với 171/208 thôn trên địa bàn các xã thị trấn đã tiến hành lắp đặt 540 camera đem lại hiệu quả tích cực trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật…

1.jpg
Đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp tại xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì

Công tác xây dựng cảnh quan môi trường được nhân dân nghiêm túc thực hiện, phong trào “xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” được lan toả khắp các địa phương và được nhân dân tích cực hưởng ứng bằng các việc làm thiết thực như nhân dân hiến đất để mở rộng đường làng, ngõ xóm, tham gia vệ sinh môi trường hàng tuần, tham gia ủng hộ, tôn tạo các công trình phúc lợi của địa phương, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của mỗi người dân được nâng lên rõ rệt. Đã vận động nhân dân hiến 24.651m2 đất, nhân dân ủng hộ số tiền trên 28 tỷ đồng.

Tương tự, đối với việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội, nhờ có sự sáng tạo linh hoạt trong triển khai, hầu hết các địa phương đều đạt nhiều kết quả đáng biểu dương, khích lệ.

Đơn cử, UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các Ban quản lý di tích, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội từ huyện đến các xã, các thôn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thực hiện nội dung Quy tắc ứng xử nơi công cộng bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú: Phát thanh tuyên truyền, niêm yết quy tắc ứng xử, nhắc nhở người dân, du khách thập phương trực tiếp hoặc trên hệ thống truyền thanh.

Tương tự, hàng năm trên địa bàn huyện Mê Linh có khoảng 60 lễ hội như: Đền Phù Trì, xã Kim Hoa, đền Đông Cao, đền Ả Lư Minh Vương, xã Tráng Việt, đình chùa Chi Đông, thị trấn Chi Đông và Lễ hội đền Hai Bà Trưng, di tích Quốc gia đặc biệt được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng giêng. Trong các ngày diễn ra lễ hội Ban quản lý di tích đã phát thanh liên tục từ 7h00 đến 18h00 tuyên truyền về các nội dung quy tắc ứng xử nơi công cộng, nhắc nhở người dân và du khách thập phương thực hiện đúng nếp sống văn minh nơi thờ tự và tại khu vực diễn ra lễ hội.

Xây dựng mô hình phù hợp với đặc điểm mỗi địa phương

Từ công tác đánh giá kiểm tra thực tế và thông qua báo cáo của các quận, huyện, thị xã, có thể thấy tại mỗi địa phương đều có những mô hình riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

Tại huyện Mỹ Đức, nơi có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó có tiềm năng về du lịch với quần thể Danh thắng Hương Sơn (lễ hội chùa Hương) từ lâu là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong nước và ngoài nước; Khu du lịch Hồ Quan Sơn được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn” của Hà Nội; hồ Tuy Lai, dòng sông Đáy hiền hoà, thơ mộng… Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh cho biết, thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Mỹ Đức. Trong đó, huyện xác định chủ trương đánh thức tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh kết hợp với sinh thái, nghỉ dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, tiên quyết; khát vọng xây dựng Mỹ Đức trở thành khu du lịch trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, điểm đến đáng nhớ trong lòng mỗi du khách Thủ đô và cả nước khi đến với nơi đây. Thực hành tốt quy tắc ứng xử góp phần xây dựng thành công mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn”.

2(1).jpg
Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng với thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được các địa phương triển khai hiệu quả

Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng cho biết, bên cạnh việc quan tâm đến công tác biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, các địa phương cần tiếp tục quán triệt mạnh mẽ, tuyên truyền sâu rộng nội dung 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố, trong đó có Quy tắc ứng xử nơi công cộng để quy tắc thực sự “thấm” và “ngấm” tới mọi tầng lớp nhân dân; thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhau cùng thực hành; học tập các mô hình hay, hiệu quả của các địa phương khác như: mô hình “Ngày không viết”, “Ngày không hẹn” của huyện Ba Vì hay một số mô hình khác của huyện Đan Phượng…

Việc kiểm tra Quy tắc ứng xử của Thành phố là dịp quan trọng để các địa phương trên địa bàn Thủ đô nói chung và huyện Mỹ Đức nói riêng nhìn nhận, đánh giá tốt hơn những thành công, hạn chế; phân tích, nhận định những tiềm năng, thế mạnh riêng có của mình để từ đó triển khai hướng đi phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong công tác triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong thực tế cuộc sống; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả từ các cách làm hay, mô hình điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO