Hiện vật kể cuộc đời giản dị của Bác

KTĐT| 19/05/2021 16:26

Hơn 300 bức ảnh tư liệu, tài liệu thời sự, với nhiều hình ảnh, tài liệu lần đầu tiên được công bố đã kể về cuộc đời giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Số tài liệu quý này được giới thiệu sáng 18/5 tại trưng bày chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, kéo dài đến hết 18/6.

Cảng Nhà Rồng trưa 5/6/1911, con tàu Đô đốc Latouche Tréville (Admiral Latouche Tréville) nhổ neo bắt đầu hành trình về đất Pháp. Theo nhiều tài liệu lịch sử, cũng từ chính con tàu huyền thoại này, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (với tên gọi Nguyễn Văn Ba hay Anh Ba) đã ra đi tìm đường cứu nước. Hải trình của tàu Admiral Latouche Treville là tài liệu lần đầu tiên được công bố đã được trưng bày tại triển lãm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lần này. Tư liệu đã làm sáng tỏ hành trình nghìn dặm xuyên qua nhiều lục địa trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville của Chủ tịch Chí Minh mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.
Điểm nhấn quan trọng hơn là những hình ảnh mộc mạc, đời thường của Bác được bài trí ở khu vực trung tâm của trưng bày. Những tấm hình đen trắng, đã mang dấu ấn thời gian nhưng vẫn luôn gợi lên xúc cảm sâu sắc về cuộc đời và phong cách sống giản dị của Người. Trong số đó có ba bức ảnh khắc họa chân dung sinh hoạt đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lần đầu tiên được công bố. Các tư liệu, hình ảnh còn toát lên câu chuyện về vị cha già dân tộc giản dị cuốc đất, trồng rau, tăng gia sản xuất; những giây phút Người đọc sách, nghỉ ngơi, thư giãn; những hình ảnh tràn ngập yêu thương khi Bác ôm các cháu thiếu nhi trên Chiến khu Việt Bắc vào lòng..., cứ thế, tất cả chầm chậm như những thước phim trở về quá khứ, để cả dân tộc cùng tưởng nhớ Người.
“Trưng bày chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đặc biệt là những bức ảnh giới thiệu về sinh hoạt đời thường rất giản dị, xúc động của Người ở từng giai đoạn được chúng tôi lựa chọn, tập hợp giới thiệu giữa những ngày cả đất nước đang kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây sẽ là những tư liệu hết sức giá trị gửi gắm đến công chúng xem triển lãm” - thạc sĩ Nguyễn Thị Bình - Phó trưởng phòng Sưu tầm Kiểm kê Tư liệu, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết.
Trưng bày “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giới thiệu hơn 300 bức ảnh tư liệu, tài liệu thời sự trên ba phần nội dung: "Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực"; "Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; "Tình cảm của Nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Trong đó phần một bao gồm 170 bức ảnh tư liệu quý, làm nổi bật những phẩm chất đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Phần hai với hơn 70 ảnh tư liệu, thời sự, phần nội dung giới thiệu những hình thức tuyên truyền của Khu di tích nói riêng, cả nước nói chung trong 5 năm hưởng ứng Chỉ thị 05-CT/TƯ. Ở phần nội dung thứ ba, 60 ảnh tài liệu về hiện vật, quà tặng của bạn bè quốc tế; bút tích của các nguyên thủ quốc gia các nước trên thế giới khi vào thăm di tích, làm rõ hơn về lòng ngưỡng mộ và tình cảm yêu quý của Nhân dân khắp nơi trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm giới thiệu nhiều hình ảnh, tài liệu quý, lần đầu tiên được công bố: Hồ sơ và một số báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1922 tại Pháp; Biên bản kết án của tòa án Vinh (Nghệ An) ngày 10/10/1929, trong danh sách kết án tử hình vắng mặt có tên Nguyễn Ái Quốc.
(0) Bình luận
  • [Video] Rộn ràng sắc xuân chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ đô
    Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
  • [Video] Đậm đà bản sắc Tết Việt làng cổ Đường Lâm - Hà Nội
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • Góc nhìn văn hóa số 14
    NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hiện vật kể cuộc đời giản dị của Bác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO