Hành động đẹp của cậu học trò nhỏ

Kim Thoa| 18/09/2022 21:28

Vào một buổi trưa trên đường đi học về, cậu học trò Nguyễn Dân An - học sinh lớp 6 trường THCS Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) nhặt được chiếc ví đen trong đó có 70 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng của người đánh rơi ví. Cậu trò nhỏ đó đã quyết tâm đi tìm người mất ví để trả lại…

“Đó là trưa ngày 19/3/2021, con hơi “sốc” khi mở ví ra và thấy số tiền lớn như vậy. Lúc này con cũng không nghĩ gì cả, cũng không thể hỏi mẹ vì mẹ đang đi làm, còn anh con thì đang đi học. Con chỉ nghĩ chắc lúc này người mất tiền chắc đang buồn lắm. Chính vì vậy mà con đứng lại đó để chờ người mất tiền quay lại tìm, nhưng đứng chờ một lúc mà vẫn không thấy ai quay lại tìm ví, con nghĩ đến việc phải đi tìm người đánh mất để trả lại. Con cũng nghĩ nếu mình cứ hỏi vu vơ người đi đường và nói ra số tiền đó thì nhiều người sẽ nhận vơ là của mình. Vậy nên, chỉ khi chủ nhân của chiếc ví bị mất nói đúng các vật dụng và đúng số tiền trong ví thì con mới lập tức trả lại họ”, Dân An nhớ lại.
Nguyễn Dân An là cậu bé mồ côi cha từ lúc chưa lọt lòng. Từ bấy đến nay, mẹ Dân An một mình nuôi hai anh em khôn lớn bằng tiền lương ít ỏi của một giáo viên mầm non trường tư thục tại Cổ Nhuế. Gia đình Dân An trong diện hộ nghèo, sau đó là hộ cận nghèo của phường Cổ Nhuế 1. Những năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kinh tế gia đình Dân An ngày càng khó khăn. Hiện nay ba mẹ con em vẫn sống trong căn nhà cũ kỹ, xuống cấp. Thế nhưng, khi nhận lại của rơi, chủ nhân của chiếc ví đã có nhã ý tặng Dân An một khoản tiền song em quyết không lấy mà chỉ nhận một chiếc ba lô và đôi giày thể thao để hằng ngày theo bước đến trường.
Hành động đẹp  của cậu học trò  nhỏ
Em Nguyễn Dân An và thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Minh Đức lớp 7A10 Trường THCS Cổ Nhuế 2.

Cô giáo Lê Thị Loan - Hiệu phó trường THCS Cổ Nhuế 2 cho biết: Khi Ban Giám hiệu nhà trường nhận tin Dân An nhặt được 70 triệu đồng rồi tự tìm người đánh rơi để trả lại thì rất bất ngờ, vì Dân An tuổi còn nhỏ nhưng lại thông minh trong cách xử lý khi nhặt được số tiền lớn như thế. “Có thể một ai đó đang trong hoàn cảnh khó khăn khi nhặt được số tiền lớn vậy sẽ nảy sinh lòng tham lam giữ lại, nhưng với Dân An ngay lập tức nghĩ đến việc tìm người đánh mất để trả và hơn nữa lại thông minh tìm được đúng người đánh rơi nhận lại vật đánh mất”, cô Loan bày tỏ.
Còn thầy Hoàng Minh Đức - Giáo viên chủ nhiệm của Dân An lớp 7A10 (năm học 2021 - 2022) thì chia sẻ: “Dân An là một học trò ngoan, con được bạn bè và các thầy cô giáo yêu quý. Gia đình Dân An rất nghèo, số tiền 70 triệu đó quả là rất lớn, nhưng con đã không tham lam. Hành động trả lại tiền của Dân An là một bài học cho chúng ta về tính nhân văn trong cuộc sống…”.
Năm học 2022 - 2023, Dân An sẽ lên lớp 8. Cậu học trò với thân hình gầy đen nhỏ thó, nhút nhát nhưng đã có hành động “lớn” đẹp đẽ và suy nghĩ thật ấm áp tình người. Dân An nói rằng, tuổi em còn nhỏ chỉ giúp được mẹ nấu cơm, rửa bát, quét nhà, dù biết rằng mẹ đã rất vất vả nuôi hai anh em. Hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn vất vả là thế, nhưng đứng trước số tiền lớn em đã không nảy sinh lòng tham lam mà hành động với tâm niệm số tiền đó không phải là của mình nên em không thể lấy nó được. Ý nghĩ, hành động của Dân An đã được mẹ khen ngợi rất nhiều vì biết trả lại tiền cho người đánh mất. Khi hỏi về mơ ước của  Dân An thì em bày tỏ muốn trở thành một cảnh sát giao thông để góp phần giữ gìn an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội và kiếm tiền giúp mẹ đỡ vất vả nhọc nhằn.
Từ hành động nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, trường THCS Cổ Nhuế 2 đã phát động đến toàn thể các em học sinh học tập theo gương người tốt, việc tốt của em Nguyễn Dân An với mong muốn tất cả các em học sinh sẽ tích cực làm việc tốt, tất cả các em học sinh sẽ là một rừng hoa đẹp.
Cùng với việc lan tỏa hành động đẹp ở trường, Dân An còn được Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2021; được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm tặng giấy khen vì là một học trò nghèo đã có hành động đẹp, nhặt được của rơi, trả lại người mất. Và hành động đẹp đó của cậu học trò nghèo Nguyễn Dân An là một bài học đạo đức về tính trung thực, về tình yêu thương và lòng nhân ái đáng quý để đẩy lùi cái xấu, lan tỏa cái đẹp hằng ngày, hằng giờ đến với cộng đồng xã hội. 
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Hành động đẹp của cậu học trò nhỏ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO