Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất... bún, VFF cải tạo quán chân gà

Trí Thức trẻ| 23/09/2017 20:15

Chẳng phải chuyện tiếu lâm hay phim giả tưởng, cả nền điện ảnh lẫn làng bóng đá ở nước ta đã chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực ăn uống từ lâu rồi.

Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất... bún, VFF cải tạo quán chân gà
Được thành lập vào năm 1953, Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) là nơi từng cho ra đời những tác phẩm làm lay động lòng người như "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội", "Bao giờ cho đến tháng Mười"...

Chỉ có điều, trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, VFS bắt đầu lâm vào tình trạng mà VFF (Liên đoàn bóng đáViệt Nam) vốn liên tục phải đối mặt: chất lượng chuyên môn giảm sút, khán giả thưa dần, thu nhập đi xuống.

Không còn cách nào khác, VFS và VFF đều phải tự điều chỉnh để tồn tại. Như các nghệ sĩ Minh Châu, Nguyễn Thị Hồng Ngát hay diễn viên Quốc Tuấn đã than vãn trong buổi gặp gỡ báo chí hôm 16/9 vừa qua, trụ sở của VFS nay đã trở thành tụ điểm bán bún, chân bánh xèo và hàng loạt các loại đồ ăn khác.

Sau khi được mua lại bởi tổng công ty vận tải thủy Vivaso hồi tháng 6 năm nay, VFS đã có tên gọi mới là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Kể từ lúc "đổi đời", VFS (cứ tạm gọi thế cho ngắn) chỉ có đúng một dự án liên quan đến điện ảnh vốn được đặt hàng từ trước đó.

Thay vì sản xuất món ăn tinh thần, VFS giờ đang chế tạo thực phẩm để nhét vào bao tử. Một cách làm đầy thực tế mà VFF đã triển khai từ rất lâu rồi.

Những ai thường đi ngang qua sân Hàng Đẫy đều biết, đây chính là khu vực bán chân gà nướng nổi tiếng đắt hàng nhiều năm. Trong khi các trận bóng đá bên trong hầu như không có ai thưởng thức, thì ở ngoài sân, người đến người đi cứ nườm nượp như trẩy hội.

Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất... bún, VFF cải tạo quán chân gà - Ảnh 1.

Phía sau sân Hàng Đẫy là con phố bán chân gà nướng nổi tiếng.

Cách Hàng Đẫy không xa, sân Cột Cờ lừng danh một thuở cũng vang lên tiếng ly, tiếng cốc cụng vào nhau chan chát kèm những tiếng "Dzô" ầm ĩ như thể Ronaldo vừa ghi bàn ở trận chung kết Champions League. Chỉ là uống bia thôi mà, không phải bóng đá đâu.

Nhân thời buổi bóng đá và nghệ thuật thứ 7 đang "cùng chí hướng", chợt nhớ khẩu hiệu nổi tiếng nhưng đã lỗi thời từng treo trước cửa nhà đạo diễn Doãn Hoàng Giang: "Bóng đá mời vào, công việc mời về".

Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất... bún, VFF cải tạo quán chân gà - Ảnh 2.

Sân Mỹ Đình cũng có thể trở thành bán đồ ăn lý tưởng.

Trong bối cảnh những người yêu mến bóng đá nội như ông Giang đang khan hiếm thậm chí còn hơn số lượng người hâm mộ "điện ảnh hàn lâm của Việt Nam", thiết nghĩ VFF cũng học VFS mở rộng mô hình phục vụ ăn uống.

Thay vì chỉ bán chân gà nướng bên ngoài, VFF có thể cho thuê cả bên trong SVĐ để kinh doanh ẩm thực và giăng luôn một biển hiệu thật to: "Đến nhậu mời vào, xem bóng đá mời về".

Thế là hết phải lo giải trình về thất bại tại SEA Games hay AFF Cup, hết phải lo bị các HLV trưởng như Letard hay Hữu Thắng phản đòn, hết phải lo giải quyết tiêu cực tại V-League, hết phải lo bị bầu Đức dọa đuổi người này người nọ, hết phải lo bịt tai trước tiếng chỉ trích không ngớt của dư luận...

Phim giờ đã có Hollywood, bóng đá đã có Premier League với EURO. Mỗi bia hơi, bún đậu mắm tôm và chân gà nướng là không thể thay thế được.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất... bún, VFF cải tạo quán chân gà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO