Văn hóa - Xã hội

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Văn Thiện 05/11/2024 07:21

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp công khai phương án lương, thưởng Tết ít nhất 30 ngày trước kỳ nghỉ Tết.

a12023120112383820231205103707.jpg
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025 (ảnh minh hoạ)

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên và người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, vừa được Liên đoàn Lao động TP Hà Nội ban hành.

Theo đó, Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh yêu cầu các công đoàn cơ sở giám sát, đề nghị chủ sử dụng lao động công khai phương án lương thưởng Tết trước kỳ nghỉ Tết ít nhất 30 ngày cũng như việc tăng ca, làm vào ngày nghỉ.

Công đoàn cơ sở có trách nhiệm báo cáo trường hợp doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị phá sản, có chủ bỏ trốn chưa trả hoặc không trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trước Tết.

Đồng thời, công đoàn các cấp phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức hoạt động vui xuân đón Tết cho người lao động không thể về quê, đồng thời động viên công nhân quay lại làm việc sau kỳ nghỉ.

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động Hà Nội, tiền thưởng Tết năm 2024 giảm đáng kể so với năm 2023, đặc biệt trong các ngành như dệt may, da giày, và điện tử. Mức thưởng Tết cao nhất năm 2024 cao nhất là 450 triệu đồng/người thuộc một doanh nghiệp FDI, ngược lại mức thấp nhất chỉ là 500.000 đồng, mức thưởng Tết bình quân là 4 triệu đồng/người.

Theo kế hoạch, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5.000 công nhân về quê ăn Tết với nhiều mức. Mức 500.000 đồng/người áp dụng cho 2.000 lao động về Nghệ An, Hà Tĩnh. Mức 300.000 đồng cho 2.000 lao động về Thanh Hóa. Đối với các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, khoảng 1.000 lao động được hỗ trợ 300.000 đồng/người. Công đoàn còn hỗ trợ xe đưa đón 1.200 người về quê ăn Tết tại Khu công nghiệp Thăng Long.

Dự kiến thời gian là sáng 25-1, tức 26 tháng chạp năm Giáp Thìn.

Những người thuộc diện hỗ trợ về Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn được đón trở lại Hà Nội làm việc sau Tết Nguyên đán. Ngoài ra, khoảng 30.000 lao động khó khăn sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/suất nếu bản thân hoặc người thân (vợ, chồng, con) bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn, giảm giờ làm, mất việc, không có thưởng Tết…

Bên cạnh hỗ trợ vé xe, Công đoàn Hà Nội cũng sẽ tổ chức chương trình "Tết Sum Vầy - Xuân Ơn Đảng" vào ngày 11/1/2025, với sự tham gia của khoảng 800 lao động tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tại chương trình, mỗi đoàn viên sẽ nhận được phần quà trị giá 300.000 đồng cùng 2 triệu đồng tiền mặt.

Cùng với đó, Liên đoàn Lao động Hà Nội sẽ khai mạc "Chợ Tết Công đoàn" với 100 gian hàng cung cấp nhu yếu phẩm và các sản phẩm thiết yếu cho người lao động. Kèm theo đó là hàng nghìn phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt cho công nhân trong dịp Tết.

Không chỉ dừng lại ở hoạt động chăm lo Tết, trong năm 2025, tổ chức công đoàn còn dự kiến hỗ trợ xây dựng 25 "Mái ấm Công đoàn" cho các gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn./.

Bài liên quan
  • Lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật
    Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến các bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
(0) Bình luận
  • Tàu chạy thẳng từ Hà Nội đến Bắc Kinh bắt đầu từ 27/5/2025
    Hàng ngày sẽ có 2 đoàn tàu mang số hiệu MR1 và MR2, xuất phát từ ga Gia Lâm (Hà Nội) tới ga Nam Ninh (Trung Quốc) và ngược lại.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Quận Cầu Giấy xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
    UBND quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) vừa có văn bản yêu cầu Trưởng các phòng, ban, ngành, đơn vị thuộc quận; Chủ tịch UBND các phường tiếp tục khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn quận Cầu Giấy.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
  • Hà Nội tiến tới 100% bệnh viện thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử, liên kết dữ liệu
    Thành phố Hà Nội sẽ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, liên thông dữ liệu giữa các bệnh viện. Nhiệm vụ này sẽ được Thành phố hoàn thành trước ngày 30/9/2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Thành phố Hà Nội phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 08 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế "làn xanh"
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 752/QĐ-TTPVHCC ngày 19/5/2025 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 08 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế “làn xanh” thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
  • Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 14-KH/BTGDVTU tổ chức phong trào thi đua phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm trên địa bàn quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO