Hà Nội và vũ khúc Bằng Lăng tím

Phan Anh Phòng GD & ĐT Hoài Đức - Hà Nội| 17/05/2017 22:48

Nếu bây giờ Hà Nội không có cây hoa băng lăng thì sao nhỉ? Câu hỏi ấy là một giả định đặt ra trong những suy nghĩ miên man của tôi về cây bằng lăng ở đất Thăng Long nghìn năm văn hiến này, nhưng đó cũng là một sự khẳng định về sự có mặt của loại cây này trên những phố phường của thủ đô yêu dấu. Nói như vậy cũng có nghĩa là hàng ngàn cây bằng lăng với những chùm hoa tím mộng mơ, lãng mạng, đáng yêu đang giăng mắc trên khắp nẻo đường Hà Nội kia đã thuộc về một góc tâm hồn của người Hà Nội và của những người y

          Cây bằng lăng vốn là ngoại sinh. Nghe nói nó xuất thân từ vùng khí hậu nhiệt đới vùng Nam Á, phổ biến ở Ấn Độ, được du nhập vào nước ta. Tôi không biết chính xác cây bằng lăng có mặt ở Việt Nam từ bao giờ nhưng có một điều tôi biết chắc chắn là nó về ở với Hà Nội khá muộn (muộn hơn so với vùng đất phương Nam). Tuy nhiên, dẫu có muộn thì nó cũng sớm hòa mình vào với phố phường và cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp của người Hà thành. Bây giờ trên khá nhiều tuyến phố, các khu đô thị, công viên, trường học, vườn hoa … của Hà Nội đều có bóng bằng lăng với những chùm hoa tím yêu kiều đung đưa trong gió dưới cái nắng vàng như giót mật để làm cho không gian của thủ đô ngày càng trở nên đẹp đẽ, duyên dáng như một bài thơ.

          Hà Nội lúc này thời gian đang là đầu mùa hạ. Mùa của muôn loài hoa thân mộc đua nhau khoe sắc. Dọc trên nhiều con phố của Hà Nội đang rực rỡ, ngập tràn những sắc màu huyền ảo, lung linh của biết bao loài cỏ cây hoa lá. Thong thả, chậm chậm thả bước trên nhiều tuyến đường ta như thể lạc vào những lễ hội festivan hoa trên đường phố. Nào là sắc đỏ rực trời như lửa cháy của hoa phượng. Nào là sắc vàng sang trọng, đài các, quí phái của cô nàng hoàng yến (hoa muồng hoàng yến). Đặc biệt là cái màu tím ngắt, tím hồng của những chùm hoa bằng lăng. Cái màu tím ấy cũng có khi đứng cùng với những loài cây khác để vào nhau nhau phối nên những gam màu màu sinh động làm duyên làm dáng cho các con đường. Nhưng cũng có không ít những con phố chỉ thấy có một màu chủ đạo bao chùm khắp không gian. Đó là màu tím của sắc hoa bằng lăng. Cái màu tím của sắc hoa ấy đã làm mê mệt biết bao người. Đã có nhiều buổi sớm mai hay chiều hôm đi trên các tuyến đường Trần Duy Hưng, Hoàng Quốc Việt, Trần Thái Tông, Giải Phong, Kim Mã, Văn Cao, hồ Gươm, tôi đã bị cái màu tím ma mị, đáng yêu ấy làm cho xốn xang. Nó đã không ít lần hút hồn khiến tôi phải dừng bước, đứng ngắm mà bâng khuâng, xao xuyến. Cái sắc tím của những chùm hoa hình elip như thể đang trải dài ra trong không gian mênh mông ấy cũng đã níu bước của bao người đi, làm cho bao du khách gần xa phải nao lòng, thích thú.

          Vẫn biết, màu tím không phải màu đặc trưng của Hà thành. Nó là màu đặc trưng của xứ Huế. Ấy vậy, trong không gian của cái nắng đầu hạ, những cánh hoa bằng lăng mỏng manh tựa như “vũ nữ tím khỏa sắc xiêm y” (Chu Văn Sơn) cũng đã góp phần làm dịu đi cái oi ả, bức bối của khí trời và đốn tim biết bao tay săn ảnh. Cái màu tím mênh mang, mỏng manh, thơ mộng của cả trời hoa tím ấy cũng trở thành tâm điểm hút hồn bao nàng thiếu nữ. Như thế, cũng đã từ lâu, người Hà Thành cũng đã dần quen với những hình ảnh tạo dáng để lưu giữ những kỉ niệm một thời son trẻ, mộng mơ của các cô nàng xinh tươi, duyên dáng bên những hè phố rực rỡ sắc hoa băng lăng. Thế đấy, bây giờ bằng lăng đã dần trở thành “máu thịt” trong tâm hồn của người Hà Nội.

          Cũng như hoa phượng, hoa bằng lăng nở đúng vào dịp đầu hạ. Đó cũng là thời gian nghỉ hè của các cô các cậu học trò. Bởi vậy, màu tím của hoa bằng lăng trên sân trường cũng báo hiệu một mùa chia tay đầy lưu luyến, nhất là đối với học trò cuối cấp. Không biết ở quê hương Ấn Độ cây hoa bằng lăng có ý nghĩa như thế nào nhưng khi về đất Việt, mùa hoa trùng với mùa chia tay của học trò nên người ta đã sớm gắn lên mình nó một huyền thoại về câu chuyện tình trắc trở, không thành đôi giữa nàng công chúa út (chúa của loài hoa mang màu tím, chúa hoa bằng lăng tím) con của Ngọc Hoàng với chàng thư sinh nho nhã giỏi văn giỏi thơ để lí giải cho cái màu tím mộng mơ của sắc hoa bằng lăng. Cũng vì thế, hoa bằng lăng không chỉ là hình ảnh tượng chưng cho mùa chia tay đầy lưu luyến mà còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, cho tấm lòng ngây thơ trong trắng của mối tình đầu thuở học trò.

Mùa học trò chia tay, mùa hoa bằng lăng tím rộ. Có lẽ từ tâm cảnh truyền sang ngoại cảnh, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên màu tím của hoa bằng lăng đã được người đời kí thác cho việc truyền báo cái thông điệp gợi buồn, gợi nhớ; ăm ắp những yêu thương, quyến luyến; một nỗi buồn man mác của ngày chia xa …  Cũng bởi thế, trong những ngày chia tay với mái trường thân yêu, chia tay thầy cô và bạn bè đã có không ít cô cậu học trò thơ thẩn dạo nhặt những cánh hoa bằng lăng e ấp ép vào những trang lưu bút như để ghi nhớ về một thời mực tím, như để nhắc nhở đừng quên lãng những năm tháng yêu thương gần gũi bên nhau, nhất là những đôi lứa.

          Đã đi qua bao mùa hạ, những rặng bằng lăng bên đường cứ đều đặn “đến hẹn lại lên”, cùng hòa vào giàn giao hưởng mùa hạ của những vũ công ve sâu mà bung lụa. Cứ thế, chẳng biết vô tình hay hữu ý, bằng lăng lặng lẽ khoác lên phố phường Hà Nội những bộ cánh mới, tao nhã, đoan trang vừa làm dịu mát khí trời vừa xóa đi cái màu xanh đơn điệu của cây lá dọc trên những con phố. Chẳng những thế, sắc tím của màu hoa bằng lăng còn nhuộm tím cả những “miền ký ức chưa xa, đẹp như những trang thơ trong cặp học trò” (Bùi Hữu Cường).

          Bây giờ, Hà Nội đang vào mùa bằng lăng đấy. Những con đường tím trời tím đất của nhưng bông hoa sáu cánh mong manh như thể để lại trời thương trời nhớ, gợi về trong ta bao kỉ niệm ngọt ngào xưa cũ. Con đường ấy, sắc màu ấy bây giờ sẽ chẳng thể nào thiếu được trong hồn phách Hà Nội đâu. Bằng Lăng là một phần của Hà Nội đó. Hà Nội sẽ mãi còn những con phố rợp tím sắc hoa bằng lăng cũng như đã từng có những con phố ngập tràn “hoa sữa ngọt ngào đầu phố đêm đêm” (Hồng Đăng)

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Bài 2 - Kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung phòng cháy chữa cháy
    Theo khuyến cáo của UBND Thành phố Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thủ đô trong mùa nắng nóng năm 2024, đối với với kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung.
  • Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
    Hôm nay ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cử tri và nhân dân Hà Nội đánh giá, kỳ họp thứ bảy là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Hà Nội và vũ khúc Bằng Lăng tím
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO