Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục mưa lũ do bão số 3

Kim Thoa 12/09/2024 15:29

UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3...

hhh.jpg
Nhiều hộ dân tại phường Bạch Đằng được các lực lượng chức năng hỗ trợ di dời đến nơi an toàn trong đêm (Ảnh: N.Sơn)

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại trên địa bàn thành phố tính đến 19 giờ ngày 11/9/2024.

Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ Thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông. Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Bắc Trung Bộ có xu hướng hoạt động yếu dần, ngày và đêm 12/9 thành phố Hà Nội có mưa, mưa vừa, sau có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến 15 - 30mm, có nơi lớn hơn.

Tại thời điểm 19h ngày 11/9/2024, một số hồ thủy điện trên hệ thống sông Hồng đang vận hành xã lũ: hồ Thác Bà mở 03 cửa xả mặt; hồ Tuyên Quang mở 04 cửa xả đáy (sẽ đóng thêm 01 cửa xả vào hồi 20h00 ngày 11/9), mực nước sông Hồng đang trên mức báo động II và có xu hướng tăng.

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 11,24m (trên BĐ2 0,74m); mực nước trên sông Đuống tại Thượng Cát là 10,60m (trên BĐ2 0,60m). Mực nước trong sông đang ở mức cao, gây ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nhiều vùng dân cư của địa phương tại một số khu vực thuộc các quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình,Hoàn Kiếm, Long Biên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh...

Trước tình hình đó, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục chủ động triển khai các văn bản, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão, úng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo báo cáo của các Công ty Thủy lợi, đến 19h ngày 11/9/2024, vận hành 194 trạm bơm tiêu với 660 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.931m³/h.

Tình hình thiệt hại

Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, tại thời điểm 18h00 ngày 11/9/2024, trên địa bàn Thành phố còn xuất hiện các điểm úng ngập: Lưu vực Cầu Bây, Lưu vực sông Nhuệ..., riêng lưu vực Tô Lịch đã hết tình trạng úng ngập.

Khu vực ngoại thành: theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, tính đến thời điểm 19h ngày 11/9/2024 tình hình ủng ngập như sau: lúa bị đổ 24.766 ha; lúa bị ngập 2.553,9 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 4.705,1 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 12.559,2 ha; thủy sản bị ảnh hưởng 94 ha; gia súc bị chết 79 con; gia cầm chết, thất lạc 39.732 con; cây xanh gẫy để 103.511 cây...

Quận Đống Đa: Số cây xanh gãy đổ 41 cây.

Huyện Quốc Oai: Các tuyến đường bị ngập: (1) cầu Tân Phú, Cầu Đại Thành ngập sâu 0,4m; (2) Đường tỉnh lộ 421B; (3) Tại cầu 72 II thuộc địa phận xã Cộng Hoà ngập sâu 0,3 m; Tuyến đê Tả Tích đoạn qua xã Ngọc Liệp có hiện tượng bị rạn nứt dọc mặt để khoảng 50 m, sâu khoảng 60 cm. Tính đến 17h00 ngày 11/9/2024. Tổng số xã bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ngập úng 8 xã.

Tính đến 17h00 ngày 11/9/2024. Tổng số xã bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ngập úng 8 xã. Đồng thời do mực nước sông Tích lên cao, bờ bao sông Tích các xã bị tràn ở một số đoạn...

Huyện Thạch Thất: Đến 15h00 ngày 11/9/2024 mực nước sông Tích lên cao ảnh hưởng đến 1.538 nhân khẩu, trong đó có 51 hộ với 206 nhân khẩu phải di dời; Trên địa bàn huyện có 2.926 cây đổ, gãy cây lấy gỗ, bóng mát; 904,6 ha lúa đổ và ngập, trong đó 786,1 ha lúa bị đổ (đã khắc phục buộc túm dựng lên 490,5 ha, đã thu hoạch 21 ha), 128,5 ha lúa bị ngập; 206,5 ha cây màu và rau các loại bị đồ gãy, dập nát, hư hỏng, ttrong đó 72,3 ha rau đã thu hoạch và khắc phục , 16 ha rau hữu cơ bị mất trắng, diện tích còn lại đang chăm sóc phục hồi; 14 ha cây ăn quả bị ngập, đổ gãy, hư hỏng; Sạt lở 760 mỏ đất ở xã Yên Bình và Thạch Xá; Do mực nước sông Tích lên cao, bờ bao sông Tích ở một số xã bị tràn...

Quận Nam Từ Liêm: Trên địa bàn Quận các điểm ngập cơ bản rút, hiện ghi nhận còn các điểm ngập úng... Có 74 hộ với 202 người dân phải đi dời do nước sông Nhuệ dâng gây ngập. Phát sinh gãy đổ 19 cây tại phường Phương Canh, 01 cây tại phường Mỹ Đình.

Quận Hà Đông: Trên địa bàn quận hiện có 137 hộ dân bị ngập nước và có nguy cơ bị ngập, các phường đã thông báo tới các hộ dân và đang vận động di dời các hộ lên khu vực an toàn; Có 2.395 cây xanh bị đổ, 50 cây gãy cảnh, chủ yếu là các cây sấu, hoa sữa, phượng, xả cử, bông gạo, sao đen...; Một số tuyến đường trên địa bàn quận bị ngập úng cục bộ từ 20-50 cm, đến thời điểm báo cáo đã cơ bản không còn ủng, ngập; Có 86,4 ha lúa bị đổ, 150,28 ha ngô và rau màu bị dập nát, ngập; 26,58 ha hoa và cây cảnh bị dập nát, đổ; 57,27 ha cây ăn quả bị gãy, đổ; 55,79 hạ thủy sản bị ảnh hưởng.

Huyện Chương Mỹ: Úng ngập 11.110 m đê, 22.400 m đường giao thông nội đồng, 20.820 m đường giao thông nông thôn, 14 di tích (đình, chùa), 5 trường học, 1 trạm y tế, 8 nhà văn hóa, 28 thôn xóm với 1.329 hộ và 6.009 nhân khẩu; Có 11.390 cây bị gẫy, đổ; 2.523,7 ha lúa bị ngập, đổ; 397,2 ha cây ngô, rau màu các loại bị ngập, đổ; 767,1 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 156 hạ thủy sản bị ảnh hưởng; 22.647 mở chuồng trại bị ngập.; Tại xã Tiên Phương bị sạt lở đất núi với chiều dài khoảng 12-15 m, độ cao khoảng 8 m, sạt lở sâu, hàm ếch vào đường đi lên núi; xuất hiện mạch đùn, mạch sủi dài khoảng 100 m tại đê bao Gò Khoăm, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, có nguy cơ mất an toàn.

Huyện Phúc Thọ: Có 1.029,5 ha lúa bị ngập (trong đó ngập sâu 145ha); 295 ha rau màu các loại bị ngập và dập nát; còn 370,9 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó ngập 14,5 ha; Có 647 cây bị gẫy đổ, 940 cây bị gãy cảnh; đến nay đã thực hiện cắt, tỉa, xử lý 100% các cây gãy, đổ ra khỏi khu vực....

Quận Cầu Giấy: Phát sinh cây gãy, đồ tại phường Yên Hoà 02 cây, phường Trung Hoà 08 cây.

Huyện Hoài Đức: Diện tích bị úng ngập, đổ, gãy, rụng quả: lúa 69,6 ha, rau 207 ha, ngô 55 ha, hoa 94,2 ha, cây ăn quả 478,23 ha, cây hàng năm khác 14,3 ha, thuỷ sản 68 ha. Gia súc, gia cầm chết 830 con. Trên địa bàn huyện có một số điểm bị ngập úng cục bộ như khu đô thị Geleximco, hầm chui qua cầu An Khánh, đường 32 đoạn qua thôn Lai xá, xã Kim Chung và khu chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng, đoạn đường Trịnh Văn Bộ kéo dài qua xã Vân Canh, chung cư Vân Canh, đường trục xã Lại Yên,... Bờ phải kênh chính Đan Hoài tại vị trí K8+705 địa bản xã Minh Khai bị sụt...

Quận Long Biên: Các tuyến đường bị úng ngập nước: phố Hoa Lâm, Vũ Xuân Thiều, Đàm Quang Trung, Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm...; Do ảnh hưởng của lũ (lên trên báo động 2), diện tích sản xuất nông nghiệp ngoài bãi bị ngập úng khoảng 475 ha. Tổng số có 3.168 cây xanh bị đổ, gẫy.

Huyện Gia Lâm: Cây xanh bóng mát bị ảnh hưởng: khoảng 5.274 cây. Diện tích thủy sản bị ảnh hưởng 25 ha tại các xã: Văn Đức, thị trấn Trâu Quỳ, Phù Đổng. Diện tích nhà mảng, nhà lưới, nhà kinh bị ảnh hưởng khoảng 40 ha, tại các xã Yễn Viên, Văn Đức. Công trình chuồng trại chăn nuôi bị ảnh hưởng: 13 công trình, tại các xã Đinh Xuyên, Dương Xá, Đa Tổn, Phù Đổng.

Huyện Thanh Oai: Khoảng 3.331 ha lúa bị đổ; 324 ha lúa ngập; 113 ha rau màu bị hư hại, ảnh hưởng; 326 ha cây ăn quả bị hư hại, ảnh hưởng; gia súc, gia cầm cầm chết 1.004 con; thuỷ sản bị thiệt hại khoảng 12,2 tấn; 02 vị trí sạt lở mái đê tả Đáy tại TT Kim Bài và Thanh Mai do ảnh hưởng của bão số 02 hiện tại ổn định, không có phát sinh thêm; sạt mái sông cụt Thạch nham 200m; xã Cự Khê bị ngập từ 30-40cc...

Huyện Mỹ Đức: Tính đến thời điểm 14h00 ngày 11/9/2024 tình hình úng ngập như sau: khoảng 2.592 ha lúa mùa bị đổ, ngập (trong đó, ảnh hưởng nặng 1.838,7 ha; ảnh hưởng nhẹ 753,3 ha); hoa mẫu bị ảnh hưởng 385,9 ha; cây ăn quả bị đổ, gãy 25.259 cây; cây hàng năm (chuối, đu đủ...) bị đổ, gây 86,6 ha; cây bóng mát, cây lấy gỗ bị đổ, gãy 7.141 cây, 1.651 con gia cầm bị chết do sập chuồng... 683 hộ bị nước tràn vào nhà, 3 trường học bị ngập, 4 trường phải cho học sinh nghỉ học...

Huyện Thanh Trì: Cây gãy, đổ: 4.793 cây đổ; Thiệt hại sản xuất nông nghiệp: gần 1.173 ha cây trồng bị ảnh hưởng, gẫy đổ, ngập úng, gồm: 667 ha lúa mùa, 319 ha mau, màu, 187 ha cây cảnh, cây ăn quả, 123 hạ thuỷ sản bị tràn bờ; chết 4.640 con gia súc, gia cầm (trong đó 61 con gia súc và 4.579 con gia cầm).

Huyện Đan Phượng: Diện tích đất sản xuất bãi sông bị ngập do nước sông lên cao là 805,55 ha, trong đó hoa màu bị ngập 51 ha (rau màu, chuối).

Huyện Phú Xuyên: Một số công trình thuỷ lợi đê điều bị sạt lở, sụt lún như sông Nhuệ, sông Duy Tiên...; có 16 cột điện gãy đổ...

Do ảnh hưởng của mưa, dông, hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại khác xảy ra liên quan đến ngập úng, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình...

Công tác cứu trợ, khắc phục

ho-tro-lua(1).jpg
Lực lượng chức năng thị xã Sơn Tây hỗ trợ người dân địa phương thu hoạch lúa chín bị ngập do ảnh hưởng của mưa bão.

Quận Hai Bà Trưng: Huy động 1.536 người, sẵn sàng huy động 2.000 tại các ngành, đoàn thể tham gia ứng cứu hộ đê; Huy động gồm 15 máy phát điện, 03 ô tô tải, 01 xe cần cẩu thanh phai, 02 máy xúc, 15 thuyền tôn; 1.536 bộ quần áo mưa các loại, ủng, mũ cối, áo phao, phao tròn và các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết; 1.000 bao tải dứa, 1.000 bao tải đay, 50 m3 (cát, đá, sỏi, đá dăm, đất).

Quận Đống Đa: Tổng số người tham gia ứng phó mưa lũ là 385 người; huy động 2 xe cẩu, 10 của máy, 01 xe nâng cấu, 01 máy cắt tay, 01 kim cắt cáp, 01 khoan bê tông, 02 xe cấu, 01 xe bơm, 03 xe hút chuyên dụng, 20 xe chở rác, 01 xe sửa chữa.

Quận Hà Đông: Thực hiện chống dựng, giải tỏa đối với các cây xanh, cảnh cây bị đổ, gãy do mưa bão, dông lốc theo phân cấp. Huy động 3.125 người (Ban chỉ huy Quân sự quận 40, Sư đoàn 301 160, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển 50, Học viện Chính trị 120, Học viện Quân y 115, lực lượng dân quân phường 1.420) và 1.735 vật tư, trang thiết bị các loại (gồm: cưa các loại, cuốc xẻng, dao các loại, ô tô các loại, xe cầu, xe nâng, máy xúc, máy phát điện, kim cộng lực, búa tạ, đèn pin,..).

Huyện Chương Mỹ: Huy động 5.063 lực lượng xung kích và 357 phương tiện tham gia; dự trữ cát 16.640m3 đất, 100.000 cái bao tải; đã triển khai cắt tỉa cây xanh trên địa bàn, tháo dỡ pano, áp phích không đảm bảo an toàn, hỗ trợ nhân dân kê kích tài sản, di chuyển người, vật nuôi khu vực không an toàn đến nơi trú tránh. Đã khôi phục hoàn toàn 27 lộ đường dây trung áp và 02 lộ đường dây khôi phục được một phần, cấp điện được 22/22 trạm bơm tiêu úng trên địa bàn huyện và cơ bản khôi phục cấp điện đến các hộ, còn 05/90.406 hộ chưa được cấp điện.

Toàn huyện đã huy động 3.360 người; 25.900 bao tài; 720m2 bạt: 5.251m3 đất đã và 97 phương tiện đắp chống tràn vào khu vực dân cư. Đã tổ chức sơ tán 532 hộ với 1.970 nhân khẩu đến nơi an toàn. Tiếp tục rà soát, tổ chín sơ tổn now các hộ dân hả noãn lụt đến nơi an toàn.

Huyện Phúc Thọ: Đối với cây xanh đô thị, cây bóng mát, cây công trình bị gãy, đổ: đã huy động thực hiện cắt, tỉa, xử lý 100% các cây gãy, đổ ra khỏi khu vực, đảm bảo giáo thông đi lại. Đối với sự cố công trình bị hư hỏng, tốc mái đến nay, đã khắc phục tạm thời 100% các công trình không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân; các trường học đã thực hiện vệ sinh dọn dẹp vệ sinh, khắc phục sự cố để đảm bảo việc dạy và học diễn ra bình thường. Hiện đã khắc phục các sự cố; di dời và dựng lại các cột điện đảm bảo cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đối với lúa và rau màu bị ngập, đổ gãy; cây ăn quả bị ngập ảnh hưởng đến năng suất: đã tiêu úng lúa, buộc dựng được 538,3 ha, còn lại 491,2 ha. Rau màu tiêu ủng được 77,4ha, còn lại 276, tha ngập và đập nát ảnh hưởng năng suất.

Huyện Hoài Đức: Công ty Điện lực Hoài Đức đã khắc phục xong 13 sự cố đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho người dân sau bão. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn xử lý sự cố cây đổ đè vào đường dây điện tại một số khu vực trên địa bàn. Các trục đường giao thông trên địa bàn huyện đã cắt tỉa cây bị gãy, quyết dọn vệ sinh. Đối với các tuyến giao thông Thành phố quản lý đã cắt tỉa, thu dọn vào vừa hè đảm bảo giao thông thông suốt. Đường giao thông trục Thành phố quản lý đã làm việc với Công ty cây xanh để xử lý. Số cây không khắc phục được khoảng 200 cây, chủ yếu là cây cổ thụ, dân tự trồng.

Huyện Mỹ Đức: Huy động lực lượng trên 2.760 người; 27 ô tô các loại, 11 máy xúc, 02 của máy, 20 thuyền; 830 m3 cắt, 500 m3 đất, 31.000 chiếc bao tải; cuốc, xẻng v.v.. Lực lượng vũ trang (Tiểu đoàn I-Lữ Đoàn Công binh 72, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện) đã huy động lực lượng 135 người để hỗ trợ nhân dân xã An Phú thu hoạch trên 40 ha lúa mùa.

Huyện Quốc Oai: huy động hơn 250 xe các loại như máy cẩu, máy xúc, máy cưa, máy cắt... công an 200 người, lực lượng an ninh cơ sở 400 người; thanh niên, phụ nữ, nhân dẫn trên địa bàn thuộc 21 xã, thị trấn 2.027 người tổ chức giải tỏa kịp thời cây đổ, gãy, VSMT không để ùn tắc giao thông và VSMT...

Quận Hoàn Kiếm: Cây xanh đổ, gẫy, bật gốc trên toàn bộ địa bàn tổng số 697 cây. Đến nay đã cắt dọn, giải tỏa được trên 665 cây đổ, gãy. Giao thông trên các trục đường chính, khu vực trung tâm đã thông suốt. Toàn quận đã huy động tổng lực gần 2.500 người: 18 đội xung kích cấp phương với tổng số 1.969 người; Dẫn quân cơ động 88 người; Lực lượng Công an quận và 18 phường, BCH quân sự quận: 220 CBCS; Lực lượng ban ngành: 110 người.

Huyện Gia Lâm: Lực lượng huy động ứng phó với bão số 3: khoảng 1.600 người (gồm: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, lực lượng Ban chỉ huy Quân sự, công an huyện, lực lượng tại các xã, thị trấn, Xí nghiệp Thủy lợi Gia Lâm, Xi nghiệp thoát nước số 5, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Gia Lâm, Công ty Điện lực Gia Lâm, Hạt Quản lý để số 12). Vật tư, phương tiện tạm thời huy động: 22 xe ô tô các loại, 22 cưa máy các loại, 50 bộ áo mưa, 59 áo phao, 30 phao tròn, 20 đôi ủng, 05 xà beng, 20 cuốc, 20 xẻng, 07 về, 40 xảo sắt, 20 quang gánh đôi, 300 bao tải, 32 dao tông. Diện tích còn lại đang bị ảnh hưởng 27 ha (đã khắc phục được 100/127 ha); diện tích hoa, cây cảnh đã khắc phục được 60/272 ha; cây ăn quả đã khắc phục được khoảng 60/946 ha, 31/3tha diện tích thủy sản do tràn bờ đã cơ bản khắc phục xong; 238/284 nhà cửa bị tốc mái đã được khắc phục.

Huyện Thanh Oai: Xí nghiệp La khê huy động 1.500 bao tải, 500 cọc tre phối hợp với địa phương gia cố kênh Yên Cốc các điểm sung yếu tại xã Tam Hưng trong bão số 03 và hiện đang tiếp tục huy động để vật tư, phương tiện, nhân lực phục vụ ứng phó với mưa lớn, lũ.

Quận Long Biên: Đến nay, trên địa bàn quận đã thực hiện di dời 970 người ra khỏi khu vực nguy hiểm (phường Cự Khối 619 người, Ngọc Thụy 142 người, Long Biên 30 người, Bồ Đế 68 người, Giang Biên 95 người, Ngọc Lâm 16 người).

Huyện Đan Phượng: Đến 17 giờ ngày 11/9/2029, di dời 171 hộ với 530 nhân khẩu đến nơi an toàn.

UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão; báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố theo quy định./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Tình hình thiệt hại và công tác khắc phục mưa lũ do bão số 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO