Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước trong 8 tháng năm 2019

Kinhtedothi| 30/08/2019 10:47

Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 5,66 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,86 tỷ USD, chiếm 17%.

Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước trong 8 tháng năm 2019
Hà Nội tiếp tục là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 5,66 tỷ USD

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 22,63 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, có 2.406 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 25,4% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 9,13 tỷ USD, bằng 67,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu thô đạt 117,95 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 116,55 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,6% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 96,15 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,7% kim ngạch nhập khẩu.
Khu vực ĐTNN xuất siêu 21,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 20,4 tỷ USD không kể dầu thô. Mặc dù khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,4 tỷ USD, nhưng xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước. Vì vậy cả nước xuất siêu 3,4 tỷ USD trong 8 tháng năm 2019.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 15,74 tỷ USD, chiếm 69,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,31 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,19 tỷ USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong khi đó, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,63 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), chiếm 24,9% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,48 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,27 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc, Nhật Bản lần lượt xếp vị trí thứ tư và thứ năm với tổng vốn đăng ký 2,78 tỷ USD và 2,34 tỷ USD.
Đáng chú ý, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 56 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 5,66 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,86 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký 1,95 tỷ USD chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư./.
Bài liên quan
  • 60 quốc gia tham dự Liên hoan Ẩm thực quốc tế tại Hà Nội
    Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 với sự tham gia của 60 quốc gia sẽ được tổ chức tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) từ ngày 7 – 8/12. Đây là sự kiện do Bộ Ngoại giao tổ chức nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, ẩm thực, ngoại giao, kết nối bạn bè quốc tế với Việt Nam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước trong 8 tháng năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO