Chuyển động Hà Nội

Hà Nội tăng cường gần 2.500 lượt xe phục vụ người dân dịp nghỉ Tết

Đình Thế 16:05 24/12/2023

Dự kiến lượng khách qua bến xe trong dịp nghỉ Tết sẽ tăng khoảng 300% - 350%. Vì vậy nhằm phục vụ đi lại của người dân, các bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tăng cường khoảng 2.500 lượt xe khách.

fe7157c0ea803fde6691.jpg
Hà Nội tăng cường gần 2.500 lượt xe phục vụ người dân dịp nghỉ Tết

Theo đó, kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024 sẽ được nghỉ 3 ngày, từ ngày 30/12/2023-1/1/2024 và vào các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và thứ Hai.

Số ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 kéo dài 7 ngày, từ ngày 8/2 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/2/2024 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Đợt cao điểm sẽ diễn ra trong khoảng ngày 31/1 đến hết ngày 9/2/2024, vì đây là khoảng thời gian người lao động tự do và sinh viên bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, về quê chuẩn bị lễ Ông Công, Ông Táo cổ truyền.

Từ ngày 8/2/2024 cán bộ công nhân viên chức, người lao động bắt đầu đợt nghỉ Tết kéo dài 7 ngày. Trong dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán khách sẽ dàn đều, tập trung cao hơn vào trước ngày 23 tháng Chạp và ngày bắt đầu được nghỉ theo lịch của Nhà Nước, dự kiến lượng khách qua bến trong thời gian cao điểm sẽ tăng khoảng 300% đến 350% so với ngày thường.

Một số tuyến như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Sơn La, Lào Cai… sẽ có thể xảy ra tình trạng ùn cục bộ vào từng thời điểm nhưng lượng xe trên tuyến và xe dự phòng tăng cường vẫn có khả năng vận chuyển hết khách trong ngày.

Dự kiến lượng khách đi lại tại các bến xe vào dịp Tết Dương lịch 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn sẽ có sự gia tăng mạnh. Từ lượng khách đi lại trên các bến trong dịp Tết năm trước và trên cơ sở dự kiến lưu lượng hành khách đi lại dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội có bản dự kiến lượng xe hoạt động và tăng cường.

Cụ thể, tại bến Giáp Bát lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 18.000 lượt/ngày, tăng 300% so với ngày thường; lượt xe dự kiến là 950 lượt xe/ngày. Khách tăng tập trung chủ yếu các tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Tại bến Gia Lâm, cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 5.000 lượt khách/ngày, tăng khoảng 300% so với ngày thường, lượt xe dự kiến là 500 lượt xe/ngày, chủ yếu tập trung ở các tuyến như Hải Phòng, Quảng Ninh…

Với bến Mỹ Đình lượng khách trong các ngày cao điểm khoảng trên 18.000 lượt/ngày, tăng lên hơn 350% so với ngày thường, lượt xe dự kiến hơn: 900 lượt xe/ngày, chủ yếu ở các tuyến đường: Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Quảng Ninh, Cao Bằng...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Ra mắt bản dịch cuốn tiểu thuyết “Đôi mắt của Mona” của Thomas Schlesser
    Tái bản chỉ một tuần sau khi phát hành, “Đôi mắt của Mona” – bản dịch tiếng Việt do Nhã Nam ấn hành đang trở thành một hiện tượng mới trên thị trường sách nghệ thuật. Tác phẩm của nhà sử học nghệ thuật Pháp Thomas Schlesser gây ấn tượng bởi cấu trúc 52 chương tương ứng với 52 tuần, nội dung dung hòa giữa văn chương và hội họa. Đây là một trong số ít những ấn phẩm vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa chạm tới những giá trị nhân văn thiết thực.
  • Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Hà Nội: Cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Tại họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 13/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của Thành phố. Đây là quyết định mang tính đột phá của Thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó xây dựng và phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên mới.
  • Thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1737/ QĐ-BVHTTDL ngày 9/6/2025 về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”.
  • [Podcast] Đền Bạch Mã – Nơi lưu giữ hồn Thăng Long xưa
    Hà Nội 36 phố phường vừa đậm nét cổ kính với sự rêu phong của kiến trúc cổ, vừa hiện đại với các công trình mới quy mô, nhưng cũng có địa điểm cất giữ cả chiều sâu của nghìn năm lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khi chúng ta đi qua phố Hàng Buồm nhộn nhịp, náo nhiệt sẽ cảm nhận được đây từng là một trong những vùng đất linh thiêng nhất của Thăng Long xưa mà sự hiện diện của đền Bạch Mã là minh chứng cụ thể. Di tích đền Bạch Mã không chỉ là một ngôi đền cổ, mà còn là một biểu tượng trấn giữ phía Đông kinh thành xưa, nơi giao thoa giữa văn hóa tâm linh và lịch sử, giữa đô thị hiện đại và cội nguồn văn hóa truyền thống.
Hà Nội tăng cường gần 2.500 lượt xe phục vụ người dân dịp nghỉ Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO