Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” thực hiện tốt chính sách với người có công

Minh Nhật 30/06/2024 09:13

Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, ngày để người dân nhớ về cội nguồn, thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái, lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc.

hm.jpg
Các đơn vị quận Hoàng Mai tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách trên địa bàn quận (Ảnh: Văn Hiền)

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Quận ủy, HĐND, UBND Quận Hoàng Mai đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các phòng ban, đoàn thể thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đảm bảo 100% các đối tượng được thụ hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước theo quy định.

Đây là cơ hội tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc; ngày để các thế hệ tuổi trẻ và nhân dân tham gia giúp đỡ, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; thông qua đó để giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài việc tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa đối với các gia đình chính sách người có công, Quận ủy, UBND quận Hoàng Mai luôn chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Ngày 14/5/2024, UBND Quận ban hành kế hoạch số 219/KH-UBND về việc tuyên truyền, phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn; chỉ đạo phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức các hội nghị tuyên truyền đối với hơn 500 đại biểu là cán bộ phụ trách công tác Lao động, Thương binh và Xã hội phường, Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, người có công trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Qua đó giúp các đại biểu nắm vững các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công, làm cơ sở để tổ chức tuyên truyền, triển khai kịp thời đến người dân, nhất là đối với người có công và thân nhân người có công, đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách nhằm hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện tại cơ sở. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm truyên truyền, tôn vinh, ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ và những người đã cống hiến xương máu, công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và của Thành phố về ưu đãi người có công với cách mạng; trọng tâm là nội dung Pháp lệnh người có công số 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị quyết 24/2022/NĐ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng của thành phố Hà Nội và các văn bản hướng dẫn thực hiện; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân đối với công tác Thương binh- Liệt sĩ gắn với các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm của Thành phố và cả nước.

Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các chính sách ưu đãi khác. Rà soát, giải quyết hồ sơ tồn đọng đối với người có công với cách mạng theo hướng dẫn của bộ, ngành, Trung ương. Phối hợp thực hiện tìm kiếm, quy tập và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo chỉ đạo của cấp trên. Tổ chức thực hiện tốt công tác điều dưỡng đối với người có công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công từ Quận đến cơ sở; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

Vận động các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế-xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở các cấp. Vận động các cơ quan, đơn vị đang nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, duy trì và nâng mức phụng dưỡng từ 2.000.000 đồng/người/tháng trở lên. Rà soát các hộ gia đình người có công, phân tích hoàn cảnh cụ thể của từng hộ để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ các hộ gia đình người có công có mức sống ổn định bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Tổ chức thăm viếng, dâng hương, thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi, Khu tưởng niệm liệt sĩ Hoàng Văn Thụ. (4) Tổ chức các đoàn đại biểu của Quận thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ ngoại tỉnh và một số địa danh di tích lịch sử cách mạng. Chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách. Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.

Tổ chức chi trả, chế độ quà theo quy định tới các đối tượng trên địa bàn Quận đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, tránh bỏ sót đối tượng, gồm Mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh từ 21% trở lên, bệnh binh từ 41% trở lên, đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng; đại diện thờ cúng liệt sĩ. Tổ chức các đoàn công tác của Quận thăm tặng quà các đơn vị sản xuất kinh doanh tiêu biểu của thương bệnh binh; các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn Quận.

Với mục đích tổ chức các hoạt động thiết thực thể hiện trách nhiệm, tình cảm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trong Quận đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công, hướng đến mục tiêu quan tâm tốt hơn đến đời sống vật chất, tinh thần người có công, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận. UBND Quận yêu cầu các phòng ban, ngành, đoàn thể, UBND các phường thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng; nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công.

Cụ thể quận sẽ: tổ chức điều dưỡng cho 1.971 người có công (Trong đó: điều dưỡng tập trung 520 người, tại nhà 1.451 người); tặng ít nhất 42 sổ tiết kiệm tình nghĩa (mỗi sổ tiết kiệm đạt từ 3 triệu đồng trở lên); hỗ trợ tu sửa nâng cấp nhà ở cho các hộ gia đình người có công; tu sửa nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ đã xuống cấp; tổ chức 02 đoàn đại biểu của Quận tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Cao Bằng và nghĩa trang liệt sĩ các tỉnh miền Trung; thăm viếng, dâng hương, thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên địa bàn Quận; thăm hỏi, tặng quà các gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng, các đơn vị điều dưỡng người có công và các cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu biểu của thương bệnh binh; khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho gần 2.000 đối tượng chính sách trên địa bàn Quận.

Tiếp nhận quà của Chủ tịch nước tặng cho 3.880 người có công và thân nhân liệt sĩ kinh phí 1,2 tỷ đồng; trích ngân sách Quận tặng quà theo kế hoạch của Thành phố cho 4 nghìn lượt người, kinh phí 6,9 tỷ đồng, quà của Quận tặng cho 96 tập thể và cá nhân kinh phí 140 triệu đồng. Tập trung chỉ đạo UBND các phường đặc biệt quan tâm đến các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, tích cực vận động các đơn vị, nhà hảo tâm chung tay ủng hộ “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa” cũng như dành nhiều phần quà tri ân đến người có công và thân nhân liệt sĩ. Tổ chức gặp mặt, tặng quà các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ.

Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng và trên địa bàn thành phố nói chung, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa Ngày Thương binh – Liệt sĩ, ghi nhớ công ơn các anh hùng Liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đây là một trong những quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng Thủ đô - trái tim của cả nước thực sự là Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Trong thời gian tới, Quận ủy-UBND Quận tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra, quan tâm hơn nữa tới gia đình chính sách, người có công với cách mạng; chú trọng công tác xã hội hóa, tập trung các hoạt động chăm lo đến thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công. Phấn đấu 100% hộ gia đình người có công có mức sống ổn định bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng nơi cư trú; tạo điều kiện cho người có công và gia đình (đặc biệt là con của người có công) học tập kiến thức văn hóa, nghề nghiệp, tạo việc làm, phát triển về kinh tế nhằm ổn định. Nâng cao đời sống gia đình góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quan tâm tu bổ, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ giúp cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ và những người có công với đất nước, từ đó có những hành động thiết thực và nhiều hơn nữa những việc làm ý nghĩa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Hà Nội: Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” thực hiện tốt chính sách với người có công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO