Chuyển động Hà Nội

Hà Nội phát hành thẻ vé ảo nhiều tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

Văn Thiện 19:28 02/04/2024

Ngày 2/4, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương thẻ vé ảo (phi vật lý) cho giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Dự buổi Lễ có: Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng; Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội Đào Việt Long…

3(1).jpg
Trung Tâm quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội tổ chức khai trương thẻ vé phi vật lý cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn. Ảnh: SN

Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC) Thái Hồ Phương cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Giao thông vận tải Hà Nội về công tác chuyển đổi số nhằm hướng tới xây dựng hệ thống giao thông thông minh, HPTC đã phối hợp với Liên minh VPBank - Asim triển khai thẻ vé ảo cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.

Thẻ vé ảo được thiết lập theo tài khoản định danh của khách hàng, hiển thị trên điện thoại di động, có hình ảnh và đầy đủ thông tin như thẻ chip vật lý (mã thẻ, thông tin chủ thẻ, loại đối tượng, thời hạn sử dụng thẻ), góp phần hạn chế gian lận và thất thoát doanh thu.

Sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng. Thẻ ảo có giá trị sử dụng ngay sau khi đăng ký thẻ thành công (không mất thời gian chờ đợi 3-4 ngày lấy thẻ và không mất thời gian xếp hàng dán tem vé tháng như thẻ vật lý); thuận tiện khi đăng ký thẻ, gia hạn thẻ vé tháng cho người thân; theo dõi lịch sử sử dụng dịch vụ của cá nhân…

Đánh giá cao những nỗ lực Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội và Liên minh Asim – VPBank khi triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long kỳ vọng, hệ thống thẻ ảo sẽ thu hút được người dân sử dụng dịch vụ. Thẻ ảo sẽ có tác động trực tiếp tới giao thông công cộng, hỗ trợ người dân tiếp cận một cách thuận lợi, an toàn; giảm được các chi phí cho doanh nghiệp cũng như công tác quản lý Nhà nước và cho chính người dân.

Về tầm nhìn dài hơi quanh vấn đề này, ông Đào Việt Long nhấn mạnh, thời gian tới, Sở GTVT Hà Nội sẽ đánh giá việc thí điểm thẻ vé tháng ảo, sau đó sẽ tiếp tục đánh giá công tác thí điểm, mở rộng nghiên cứu đối với các tuyến buýt trên địa bàn Thành phố.

“Không chỉ với buýt, chúng tôi cũng tiếp tục quan tâm tới các loại hình vận tải công cộng khác như đường sắt đô thị, taxi,... với mục tiêu là sẽ sử dụng thẻ vé điện tử áp dụng cho toàn mạng trong 2024”, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long nhấn mạnh./.

Hướng dẫn hành khách sử dụng thẻ vé ảo

Khách hàng đăng ký làm mới:

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng App store (đối với hệ điều hành IOS) hoặc CH play (đối với hệ điều hành Android) tải ứng dụng "Thẻ vé giao thông HN".

Bước 2: Nhập số điện thoại nhập mã OTP để đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký thành công thì đăng nhập vào ứng dụng theo số điện thoại và mật khẩu đã đặt

Bước 3: Chọn Đăng ký vé tháng, tại đây chọn loại thẻ tương ứng cần đăng ký. Nhập thông tin cá nhân (Họ và tên; ngày sinh; số thẻ CCCD/Mã định danh; loại đối tượng; địa chỉ; ảnh của người đăng ký làm thẻ…)

Đối tượng ưu tiên là học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp:

Thực hiện đính kèm ảnh 2 mặt của thẻ học sinh, sinh viên/thẻ công nhân khu công nghiệp hoặc ảnh thẻ vé tháng mẫu cũ (thẻ giấy). Trường hợp chưa được cấp thẻ thực hiện đính kèm ảnh bản đăng ký có xác nhận của nhà trường/khu công nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên.

Bước 5: Nhập thông tin đăng ký thẻ (một tuyến/liên tuyến) Chọn tháng cần mua vé tháng.

Bước 6: Thanh toán "thực hiện quét mã QR qua ứng dụng thanh toán Mobile Banking"

Bước 7: Hoàn tất thanh toán, hệ thống báo đăng ký thành công và chờ kích hoạt thẻ sau 01 ngày (không kể thứ 7, chủ nhật và lễ tết).

Khách hàng đổi từ thẻ vé tháng vật lý đã có sẵn (thẻ điện tử) sang thẻ ảo:

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng App store (đối với hệ điều hành IOS) hoặc CH play (đối với hệ điều hành Android) tải ứng dụng "Thẻ vé giao thông HN"

Bước 2: Nhập số điện thoại nhập mã OTP để đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký thành công thì đăng nhập vào ứng dụng theo số điện thoại và mật khẩu đã đặt.

Bước 3: Từ màn hình đăng ký phát hành thẻ chọn chức năng Liên kết thẻ vật lý đã có, sau đó nhập thông tin số CCCD/CMT đã dùng để đăng ký đơn phát hành thẻ vật lý của mình để tìm kiếm thẻ. Sau khi tìm thấy thông tin thẻ của mình, khách hàng ấn nút Liên kết thẻ để xác nhận thực hiện liên kết.

Bước 4: Từ màn hình danh sách thẻ, chọn thẻ vật lý muốn đổi sang thẻ ảo và nhấn nút Chuyển đổi sang thẻ điện tử, tiếp theo nhập mật khẩu để xác nhận chuyển đổi.

Bước 5: Hoàn tất chuyển đổi, hệ thống báo chuyển đổi thành công.

Khách hàng đổi từ thẻ vé tháng giấy sang thẻ ảo:

Trường hợp 1: Bước 1: Nhân viên tại các điểm bán vé thu lại thẻ vé tháng giấy đã dán tem (chỉ áp dụng với tem vé tháng chưa đến thời hạn sử dụng) từ hành khách sử dụng thẻ và trả lại tiền tương ứng với số tem dán trên thẻ.

Bước 2: Sau khi nhận lại tiền khách hàng đăng ký phát hành thẻ ảo theo quy trình A: Đối với khách hàng đăng ký làm mới.

Trường hợp 2: Chỉ thực hiện đổi tại điểm bán vé của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội tại Số 1 Kim Mã Ba Đình Hà Nội.

Bước 1: Nhân viên tại điểm thu hồi lại thẻ vé tháng giấy đã dán tem (áp dụng với cả tem vé tháng đang trong thời hạn sử dụng và tem vé tháng chưa đến thời hạn sử dụng) hướng dẫn khách hàng đăng ký theo quy trình A: Đối với khách hàng đăng ký làm mới.

Bước 2: Nhân viên tại điểm thực hiện duyệt phát hành và gia hạn thẻ cho khách ngay tại quầy.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm mới phát huy giá trị lễ hội truyền thống
    Tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có một điểm mới, đó là dự thảo Luật chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình và lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời mưa rét
    Sáng nay 28/10, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc (gió mùa Đông Bắc) tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.
  • Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024
    Từ ngày 28/10 đến 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Đừng bỏ lỡ
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
Hà Nội phát hành thẻ vé ảo nhiều tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO