Chuyển động Hà Nội

Hà Nội lên phương án ứng phó với thiên tai, sự cố

Kim Thoa 27/06/2023 15:02

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 49/QĐ-BCĐ về phương án cứu trợ và bảo đảm đời sống nhân dân khi có sự cố, thiên tai năm 2023.

q5-0849.jpg
Một trong những hình ảnh của trận mưa lụt kinh hoàng tại Hà Nội năm 2008 (Nguồn: internet).

Theo đó, các tình huống thiên tai được Thành phố đưa ra gồm: Bão mạnh, siêu bão, mưa lớn ngập úng khu vực ngoại thành; vỡ đê trọng điểm đê, kè Cổ Đô tương ứng K4+000-K8+600 hữu Hồng, huyện Ba Vì; Vỡ đê Hữu Hồng trọng điểm cống Cẩm Đình, tương ứng K1+700 đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ; Vỡ trọng điểm cống Liên Mạc tương ứng K53+450 đê hữu Hồng;

Thành phố cũng đặt tình huống ỡ trọng điểm khu vực đê, kè Xuân Canh - cống Long Tửu tương ứng K0+000-K2+000 đê tả Đuống, huyện Đông Anh; Vỡ đê tả Bùi, tả Tích, lũ quét rừng ngang, huyện Chương Mỹ; Vỡ đê sông Mỹ Hà, huyện Mỹ Đức; vỡ đập, hồ thủy lợi; Các thảm họa (sập, đổ nhà và các công trình xây dựng, sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, chất phóng xạ, cháy, nổ lớn..); động đất.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai.

Người dân vùng có nguy cơ cần chủ động dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 1 tháng.

Các giải pháp ứng phó tình huống ngập, úng, vỡ đê, đập, hồ thủy lợi, người dân chủ động dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 1 tháng. UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện phương châm “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh; bố trí kịp thời; khắc phục khẩn trương và có hiệu quả) và “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân.

Đặc biệt, các đơn vị cần kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng vận chuyển hàng, phân phối hàng, cấp phát hàng, lực lượng cán bộ y tế lưu động. Tổ chức các hoạt động cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp tới nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), so với các tỉnh, thành phố ven biển hoặc trung du, miền núi phía Bắc, Hà Nội là địa phương ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hơn. Tuy nhiên, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố cũng như các quận, huyện, thị xã không được phép chủ quan. Bởi lẽ, rủi ro từ thiên tai tại Hà Nội là lớn hơn, do nơi đây là trung tâm chính trị của cả nước, đông dân cư và có hoạt động kinh tế - xã hội phát triển sôi động.

Chính vì vậy mà Hà Nội cần tập trung ứng phó với 4 loại hình thiên tai lớn và thường gặp gồm: ngập lụt đô thị và ngoại thành; lũ trên hệ thống sông; dông lốc sét, nắng nóng; bão và động đất ở 1 số khu vực khác có ảnh hưởng dư chấn đến Hà Nội.

Hà Nội cần xây dựng phương án ứng phó cụ thể với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra.

UBND TP. Hà Nội giao Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đăng ký tham gia chương trình dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp; thực hiện dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp, dự kiến cho khoảng 250.000 người, trong thời gian 7 ngày. Trong đó, định mức gồm: Đồ khô ăn liền 3 gói/người/ngày; nước uống 2 lít/người/ngày; nến thắp sáng 1 cây/người; thực phẩm chế biến 1 hộp hoặc gói/người/ngày; sữa uống (hộp giấy) 1 hộp/người/ngày; gạo ăn 0,3kg/người/ngày (số lượng cho khoảng 50.000 người).

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội lên phương án ứng phó với thiên tai, sự cố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO