Nhịp sống Hà Nội

Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê

Phạm Hoa 20:09 10/02/2025

Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.

chua-vhd-1-.jpg

Góc trải nghiệm sáng tạo, gieo mầm tri thức, lan tỏa văn hóa đọc tại Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê do ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện phối hợp cùng trường Tiểu học - THCS Xanh Tuệ Đức tổ chức.

vhd-tiep-1-.jpg

Ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội, mặc dù thời tiết mưa xuân gió lạnh, nhưng góc trải nghiệm sáng tạo văn hóa đọc trong không gian Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê diễn ra sôi nổi, với nhiều hoạt động thiết thực ý nghĩa, thu hút hàng trăm em nhỏ cũng như các bậc phụ huynh, du khách thập phương đến đọc sách, giao lưu, chơi các trò chơi, tạo hứng thú cho tất cả mọi người.

chua-vhd-3-.jpg

Đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào – Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai cho biết, đây là một trong những chương trình của liên ngành nhằm gây quỹ xây dựng thư viện cộng đồng tại thôn Song Khê - xã Tam Hưng chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Oai lần thứ 24, nhiệm kỳ 2025-2030.

chua-vhd-2-.jpg

Thông qua chương trình văn hóa đọc, Ban tổ chức mong muốn gieo mầm tri thức, lan tỏa văn hóa đọc một cách sâu rộng, hiệu quả, từ đó chắp cánh đam mê giúp cho thế hệ mầm non, giới trẻ và cộng đồng thêm yêu sách hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đánh thức, khơi gợi, nuôi dưỡng tinh thần đọc sách hàng ngày.

vhd-tiep-3-.jpg

“Qua đây chúng tôi cũng mong muốn xây dựng một xã hội giàu lòng nhân ái, văn minh, khởi nguồn từ những trang sách, chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích các em học sinh phát triển văn hóa đọc, từ đó góp phần hình thành hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” - bà Nguyễn Thị Anh Đào, chia sẻ thêm.

vhd-tiep-2-.jpg

Khi những trang sách trở thành niềm đam mê thì mỗi em học sinh đều là đại sứ để lan tỏa văn hóa, từng ngày, từng giờ truyền cảm hứng, giúp cộng đồng tiếp cận và trân trọng sách-nguồn tri thức vô giá. Từ đó, giúp xây dựng và phát triển một xã hội yêu sách, coi trọng tri thức và không ngừng học hỏi từ những gì sách mang lại.

chua-vhd-4-.jpg
vhd-tiep-4-.jpg

Thông qua chương trình này cũng góp phần lan tỏa văn hóa đọc tại địa phương nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung; đẩy mạnh phong trào xã hội học tập, tiếp tục xây dựng người Hà Nội văn minh - thanh lịch trong thời kỳ mới./.

Bài liên quan
  • Những “bệ phóng ” cho văn hóa đọc vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Văn hóa đọc nước nhà thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo nền tảng tinh thần để xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, văn hóa đọc đã, đang có xung lực, động lực, bệ phóng để vươn mình mạnh mẽ.
(0) Bình luận
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trải nghiệm những điểm du xuân ở Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Thủ đô Hà Nội lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Tết Ất Tỵ 2025, người dân và du khách có thể ghé các địa điểm du xuân lý tưởng ở Hà Nội đầy sắc màu với nhiều hoạt động văn hoá, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
  • Gợi ý 8 điểm vui chơi hấp dẫn trong dịp Tết tại Thủ đô
    Tết Nguyên đán là dịp mà Hà Nội trở nên lung linh và đầy sắc màu, thu hút du khách từ khắp nơi đến tham quan và chụp ảnh. Nếu bạn đang tìm kiếm những địa điểm vui chơi và những góc chụp ảnh check-in đẹp để lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào trong ngày Tết này, dưới đây là một số gợi ý hấp dẫn không thể bỏ qua.
  • Ấn tượng “Tết làng Việt” xuân Ất Tỵ tại làng cổ Đường Lâm
    Tham dự chương trình “Tết làng Việt” xuân Ất Tỵ ngày 18/1 (tức ngày 19 tháng Chạp), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại sứ, du khách trong và ngoài nước ngoài bày tỏ sự ấn tượng về không gian Tết Việt tại làng cổ Đường Lâm (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội).
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Một ngày với chùa Hương…
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Một ngày với chùa Hương… của tác giả Đào Ngọc Chung.
  • Sương chiều
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sương chiều của tác giả Nguyễn Linh Khiếu.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Duyên nợ mai vàng (Kỳ 2)
    "Chẳng có điều gì là không thể. Cơ bản là ta có thực sự muốn hay không!”. Nếu với ai đó thì đây quả là một hành động bộc phát điên rồ, nhưng tôi thì hoàn toàn nhận thức rõ điều mà tôi đang làm. “Cancel” tất cả những hợp đồng công việc mang đến nhiều lợi lộc cho tôi chỉ vì một bức ảnh trên màn hình máy tính vô tình đập vào mắt nhưng có sức hút với tôi rất mãnh liệt...
  • Nâng cao nhận thức của toàn xã hội để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
    Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nhằm nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên và toàn xã hội trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (hoặc không gian mạng).
  • Nhiều nỗ lực thay đổi đem lại diện mạo mới cho Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2025
    Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 3/2/2025 đến hết ngày 1/5/2025 (tức từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 4 năm Ất Tỵ). Trong đó, Lễ khai hội diễn ra vào mùng 06 tháng Giêng được tổ chức long trọng có nhiều đổi mới, đảm bảo nghi lễ phật giáo và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách thập phương.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Hà Nội
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 07/02/2025 về việc Tổ chức phong trào thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025).
  • Du khách nô nức trẩy hội Lim, đắm chìm trong làn Quan họ
    Hội Lim năm nay diễn ra trong hai ngày 9-10/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  • Lễ hội đền Và nối nhịp cầu giao lưu văn hóa nhân dân hai vùng bên bờ sông Hồng
    Chủ tịch UBND phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Thương cho biết, sáng 12/2 (Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống di tích lịch sử Quốc gia đền Và xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức. Lễ hội là cầu nối giữa hiện tại – quá khứ - tương lai, giao lưu văn hóa giữa nhân dân 2 vùng Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
  • Triển lãm “Di sản Hà Nội - Sapa" của giảng viên, sinh viên kiến trúc Thái Lan
    Triển lãm trưng bày giới thiệu 26 bức tranh được vẽ bằng chất liệu màu nước. Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ hơn 100 tác phẩm của các giáo sư và sinh viên các trường kiến trúc trên khắp Thái Lan. Triễn lãm diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội đến hết ngày 31/3.
  • Tín ngưỡng thờ rắn ở làng Kim Bài và làng Đại Từ
    Truyền rằng ở làng Đại Từ (xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ) có một chàng trai nghèo rời làng đi đánh giậm kiếm ăn. Chàng đến làng Kim Bài và bén duyên với một cô gái làng Cát Động cùng xã cũng nghèo khổ như chàng. Hai bên làm nhà trên một bãi đất cạnh hồ lớn, sáng thường ra hồ đánh giậm kiếm cá tôm.
  • [Podcast] Phủ Tây Hồ - Điểm đến linh thiêng của Thủ đô hơn nghìn năm tuổi
    Đi lễ chùa đầu xuân năm mới là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Ai ai cũng gửi gắm ước nguyện bình an, may mắn, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và an khang thịnh vượng cho bản thân cũng như gia đình trong năm mới, hơn nữa đây cũng là nét đẹp của người Việt khi hướng về tổ tiên cũng như các bậc thánh hiền. Và Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là một trong địa danh được người dân Thủ đô, du khách tìm đến dâng lễ, cầu bình an dịp đầu xuân năm mới, nhất là Tết cổ truyền của dân tộc.
  • Làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
    Vào lúc 19h30 ngày 14/2/2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới.
  • Khai hội đình Tây Đằng: Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ di sản
    Vào ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội truyền thống đình Tây Đằng, một di tích quốc gia đặc biệt, chính thức khai hội, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Đây là dịp không chỉ để tưởng nhớ lịch sử, văn hóa của địa phương mà còn thể hiện sự tiếp nối và gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc.
  • Thủ đô đẩy mạnh sinh hoạt chuyên đề Hà Nội trong kỷ nguyên mới
    Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành công văn định hướng sinh hoạt chính trị tháng 2/2025 về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các đơn vị tập trung triển khai, hướng dẫn tổ chức cơ sở đảng sinh hoạt chuyên đề về “Hà Nội trong Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ góp phần quảng bá di sản
    Từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương trong tỉnh Phú Thọ.
Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO