Chuyển động Hà Nội

Hà Nội không mất cảnh giác trước dịch bệnh

Hoa Quỳnh 21:52 10/05/2023

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề nghị Thường trực các quận, huyện, thị ủy... tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch bệnh mùa hè và COVID 19.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành công văn số 1517-CV/BTGTU về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và dịch bệnh mùa hè.

Theo nội dung của công văn, ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân, do vậy các cấp, các ngành và mọi người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

covid.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh COVID-19 nói riêng tại BVĐK Đức Giang. (Ảnh: Thiện Tâm).

Bên cạnh đó, thời tiết mùa hè với khí hậu nóng ẩm kéo dài tạo điều kiện cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn, côn trùng phát triển, cùng với việc giao lưu đi lại của người dân tăng cao sẽ là những điều kiện thuận lợi cho nguy cơ dịch bệnh gia tăng. Vì thế, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID 19 nói riêng và dịch bệnh mùa hè nói chung, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị Thường trực các quận, huyện, thị ủy; Đảng ủy trực thuộc; MTTQ và các tổ chức CT-XH Thành phố thực hiện tốt nội dung Công văn số 1299-CV/BTGTU ngày 3/1/2023 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội về phòng chống dịch bệnh năm 2023.

Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành liên quan tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh theo các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và của Thành phố về phòng, chống COVID-19 và dịch bệnh mùa hè; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh.

Chỉ đạo tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh, có phương án chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống diễn biến của địch bệnh trên địa bàn; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch bệnh mùa hè và dịch bệnh COVID 19. Đồng thời chủ động giám sát phát hiện sớm, xử lý ổ dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; tiếp tục thúc đẩy triển khai tiêm vắc xin phòng COVID. 19.

Thường xuyên rà soát để đảm bảo các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch... được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác tác phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất trong trường hợp phát sinh các tình huống mới của dịch bệnh.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị cấp ủy quận, huyện, thị ủy… chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ sở kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục cho học sinh, sinh viên nghỉ hè bảo đảm công tác phòng, chống dịch...

thong-diep-2k.jpg
Thông điệp 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn) vẫn là biện pháp phòng chống dịch COVID-19 quan trọng, bên cạnh Vaccine + Thuốc + Điều trị + Ý thức người dân và các biện pháp khác.

Chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè và dịch bệnh COVID-19, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh để người dân không quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào thông điệp 2K của Bộ Y tế: khẩu trang, khử khuẩn, thông điệp “2K + vắc xin thuốc + điều trị - công nghệ ý thức người dân” và thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

“Ban Tuyên giáo quận, huyện, thị ủy tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè, dịch COVID- 19; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, các ban, ngành, đoàn thể liên quan tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp phòng, chống dịch; tiêm vắc xin phòng COVID- 19 nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao; các biện pháp phòng, chống dịch và dự phòng cá nhân

Chỉ đạo kịp thời cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng; định hướng truyền thông về phòng, chống dịch COVID 19, dịch bệnh mùa hè. Triển khai các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường cơ quan, nơi công cộng, khu dân cư và tại mỗi gia đình đảm bảo môi trường sạch, đẹp để dịch bệnh không có điều kiện phát sinh, phát triển”, công văn của Ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế
    Thực hiện nội dung trọng tâm của Kế hoạch số 282/KH-SYT về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ngành Y tế Hà Nội năm 2023, Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, tổ chức điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn bệnh viện, đồng thời, có các biện pháp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội trở lại phong quang, sạch đẹp sau bão lũ
    Bão số 3 kèm mưa lớn trong những ngày qua làm ảnh hưởng nặng nề đến các công trình, cảnh quan đô thị, nhà cửa, cây cối… lực lượng chức năng, người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp, tái thiết để trả lại bộ mặt xanh, sạch đẹp cho thành phố.
  • [Podcast] Hoàng thành Thăng Long – Chứng nhân lịch sử lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày Giải phóng Thủ đô
    Vào lúc 15 giờ (10/10/1954), lễ chào cờ đầu tiên trong ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự tham gia của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và đông đảo người dân Hà Nội. Ngày 10/10/1954 trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam
    Hải và Thuỷ đang bê những thùng tài liệu lên xe chuẩn bị rời khỏi khách sạn, vừa đi Thuỷ vừa quay sang hỏi Hải: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
  • Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão lũ
    Sáng 15-9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
  • Huyện Sóc Sơn khắc phục hậu quả sau bão lũ
    Là một trong những địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của huyện Sóc Sơn trong đợt mưa lũ vừa rồi, người dân các thôn Hòa Bình, An Lạc của xã Trung Giã đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội không mất cảnh giác trước dịch bệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO