Chuyển động Hà Nội

Hà Nội không để người dân bị nhỡ tàu, xe khi về quê đón Tết Âm lịch 2024

Văn Thiện 12:02 05/01/2024

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 16 về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, với yêu cầu “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.

bbc2e2e59d54350a6c45.jpg
Hà Nội không để người dân bị nhỡ tàu, xe khi về quê đón Tết Âm lịch 2024 (ảnh: internet)

Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch đảm bảo bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, nhất là các mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường, giá cả, chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực phẩm, các điểm bán hàng bình ổn giá; kiểm soát thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường; kịp thời báo cáo UBND TP để xử lý các vấn đề phát sinh.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng theo các hình thức phù hợp để hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn hàng hóa ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp trước, trong và sau Tết.

Chủ trì, tổ chức Hội chợ hàng hóa nông sản thực phẩm Tết Nguyên đán năm 2024; Các chương trình Tuần hàng Việt, Phiên chợ Việt... phục vụ nhân dân khu vực ngoại thành, các khu, cụm công nghiệp.

Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức chu đáo, an toàn các hội chợ Xuân, chợ hoa Xuân phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn Thành phố đảm bảo quy định về an toàn phòng chống dịch, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng cháy, chữa cháy.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024;

Tăng cường phân luồng, tổ chức giao thông, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông; Bảo đảm trật tự, an toàn tại các bến xe, bến tàu, nhà ga và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định, đi không đúng làn đường, phần đường quy định, chở quá tải, quá số người quy định; Xử lý các điểm trông giữ xe trái phép, sai phép, thực hiện sai quy định về giá dịch vụ, vi phạm lòng đường, lề đường.

TP Hà Nội dừng cấp phép (đào hè, đường) và dừng thi công từ ngày 16/1/2024 (tức ngày 6 tháng Chạp) đến hết Tết Giáp Thìn 2024, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện hoàn trả hè, đường, đảm bảo thuận lợi giao thông và vệ sinh môi trường trong dịp Tết.

Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có phương án sẵn sàng huy động phương tiện tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa đáp ứng kịp thời, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn việc đi lại của nhân dân trong dịp Tết và vận chuyển hàng hóa đến các vùng xa trung tâm và những nơi khó khăn.

Tổ chức phương tiện ứng trực, hỗ trợ, phục vụ hành khách về đón Tết với gia đình đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, công nhân tại các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo không để người dân nhỡ tàu, xe không kịp về đón Tết cùng gia đình.

Lãnh đạo TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao phù hợp với phong tục, tập quán dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của đông đảo nhân dân và khách du lịch; Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức các lễ hội đúng quy định.

Tổ chức thực hiện trang trí đẹp, văn minh ở những khu vực trung tâm, các tuyến phố chính, khu vực không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và những điểm tổ chức lễ hội, du lịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán, bảo đảm lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán, điều kiện sống của từng địa phương.

Phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan. Tăng cường tuyên truyền, đấu tranh giảm các “hủ tục”, các hoạt động phi văn hóa, xa hoa, lãng phí trong các lễ hội tự phát.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Chú trọng công tác an toàn điện, phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi, lễ hội.

Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí quà Tết đối với các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng đặc thù trên địa bàn Thành phố;

Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế thành phố Hà Nội, Sở Công Thương, Cục Hải quan Hà Nội, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là đối với những mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

Cập nhật, tổng hợp diễn biến giá cả thị trường, thực hiện chế độ báo cáo nhanh gửi Bộ Tài chính và UBND Thành phố để có biện pháp chỉ đạo, bình ổn giá kịp thời, kiên quyết xử lý những trường hợp sai phạm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn lực (bằng nguồn xã hội hóa) để tổ chức bắn pháo hoa theo kế hoạch./.

Chỉ thị số 16 cũng nêu rõ: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, các vụ việc nghiêm trọng, đặc biệt các vụ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ hoặc ma túy, chất gây nghiện trên địa bàn mình phụ trách./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội không để người dân bị nhỡ tàu, xe khi về quê đón Tết Âm lịch 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO