Chuyển động Hà Nội

Hà Nội khảo sát cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố

Văn Thiện 20:14 05/12/2024

Phí sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện hoặc kinh doanh được xác định theo Nghị quyết số 6 ngày 7/7/2020 của HĐND Thành phố, từ 20.000 - 40.000 đồng/m2/tháng.

vn-11134259-7r98o-lwaev2t8n7q1df-resize_w640.jpg
Hà Nội khảo sát cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố (ảnh minh hoạ)

Sở Xây dựng Hà Nội đang phối hợp các quận, huyện khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố do UBND 16 quận, huyện đề xuất.

Trong đó, 11 quận gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên và 5 huyện gồm: Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng.

Trong đó, quận Hoàn Kiếm có 40 tuyến phố được nghiên cứu, đây cũng là địa phương có số lượng tuyến phố đạt tiêu chuẩn cho thuê vỉa hè lớn nhất. Tiếp theo sau là quận Tây Hồ với 16 tuyến phố, quận Hai Bà Trưng 12 tuyến phố và quận Long Biên 9 tuyến phố…

Để đảm bảo việc sử dụng vỉa hè hợp lý và hiệu quả, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra 6 tiêu chí để cho thuê vỉa hè. Thứ nhất, hè phố cho phép kinh doanh phải có vỉa hè rộng tối thiểu 3m (trừ trường hợp đặc biệt trong khu vực phố cổ ở quận Hoàn Kiếm); bề rộng hè phố đảm bảo từ 3m trở lên để đáp ứng cho người đi bộ 1,5m, bố trí hạ tầng kỹ thuật, một phần để kinh doanh và trông giữ phương tiện. Đối với khu phố cổ cho phép hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m, được kinh doanh trong thời gian tổ chức không gian đi bộ hoặc thời gian khác do UBND quận cấp phép.

Các tiêu chí tiếp theo là đảm bảo chỗ đỗ xe cho khách tại chỗ hoặc trong phạm vi cho phép; hoạt động kinh doanh phải đảm bảo yếu tố an toàn, văn minh; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; hè phố tổ chức kinh doanh phải được UBND cấp quận, huyện cấp phép về thời gian và mặt hàng kinh doanh. Đặc biệt, với hộ kinh doanh di động phải được trang bị quầy bán hàng theo quy cách được UBND cấp huyện ban hành.

UBND cấp quận, huyện cần lấy ý kiến của người dân trước khi cho kinh doanh vỉa hè, đường phố hoặc trông giữ xe tạm thời nhằm tạo sự đồng thuận.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng cũng quy định rõ việc khai thác, sử dụng tạm thời một phần vỉa hè hoặc lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông hoặc kinh doanh. Phí sử dụng hè phố sẽ dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng, theo Nghị quyết số 06 của HĐND TP. Việc cấp phép và điều chỉnh giấy phép cho thuê vỉa hè hoặc lòng đường được thực hiện bởi Sở Giao thông vận tải và UBND cấp huyện. Những quy định này nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và hiệu quả trong việc khai thác không gian công cộng tại các khu vực trung tâm và khu dân cư của Thủ đô./.

Bài liên quan
  • Hà Nội tổ chức hội thi giữa các tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy năm 2025
    Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" năm 2025 cũng nhằm mục đích đưa hoạt động của các "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy" đi vào thực chất; phát huy hơn nữa hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" trong việc xử lý ngay từ ban đầu các tình huống cháy, nổ khi xảy ra tại khu dân cư...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội khảo sát cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO