Văn hóa - Xã hội

Hà Nội hỗ trợ 5.000 công nhân lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Đình Thế 20:36 11/12/2024

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5.000 công nhân lao động khó khăn về quê đón Tết tại các địa phương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La...

34fd131b-52a1-49fa-82ce-9fa22799201e.png
Với sự quan tâm của tổ chức Công đoàn, các Sở, ngành, hàng nghìn gia đình công nhân được về quê đón Tết trên chuyến xe miễn phí.

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ chi phí về quê đón Tết Nguyên đán 2025 cho 5.000 công nhân lao động.

Cụ thể, trong dịp Tết, tổ chức Công đoàn Thành phố Hà Nội, hỗ trợ 2.000 công nhân lao động về Nghệ An, Hà Tĩnh với số tiền 500.000 đồng/người; hỗ trợ 2.000 công nhân lao động về Thanh Hóa với số tiền 300.000 đồng/người; hỗ trợ 1.000 công nhân lao động đi một số tỉnh phía bắc (Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn) với số tiền 300.000 đồng/người.

Cùng với đó, LĐLĐ Thành phố Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng”, tập trung tại cấp cơ sở và cấp trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, thu hút nhiều người lao động tham gia.

Đối với công đoàn cơ sở, tập trung tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” ở các doanh nghiệp có đông công đoàn viên người lao động, doanh nghiệp bố trí được nguồn lực, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh…

Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tập trung tổ chức ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp các quận, huyện, thị xã có đông đoàn viên, người lao động, có điều kiện thuận lợi để đoàn viên, người lao động tham gia.

Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà tết cũng sẽ được tổ chức, đặc biệt dành cho đoàn viên gặp khó khăn, lao động thu nhập thấp, người mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động hoặc đang chịu cảnh thiếu việc làm, bị nợ lương và không có thưởng.

Đồng thời, một trong những hoạt động không thể thiếu là chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

LĐLĐ Thành phố Hà Nội yêu cầu Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở căn cứ điều kiện, khả năng, cân đối nguồn kinh phí để tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” phù hợp tại cấp mình.

Công đoàn các cấp chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động thực hiện việc trả lương, trả thưởng cho người lao động dịp Tết; kịp thời phát hiện và có các giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc giải thể, phá sản.

Những hoạt động thiết thực này không chỉ khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, mà còn tạo động lực để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển doanh nghiệp.

Qua đó, củng cố niềm tin của người lao động vào tổ chức công đoàn và vận động sự đồng hành từ các cấp chính quyền, cộng đồng để cùng chăm lo tết cho công nhân, người lao động./.

Bài liên quan
  • Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025
    Do năm 2025, cả 05 ngày nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào các ngày làm việc trong tuần nên người lao động được nghỉ thêm 02 ngày nghỉ cuối tuần trước và 02 ngày nghỉ sau nghỉ Tết. Như vậy, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán tổng cộng là 9 ngày.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội hỗ trợ 5.000 công nhân lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO