Hà Nội đẹp kỳ ảo qua những bức ảnh đen trắng của nhiếp ảnh gia 99 tuổi
Dung Hà/Lao động|09/10/2017 23:56
Một góc phố Hàng Cân, một chút sương sớm bên sông Hồng, ánh bình minh trên cầu Long Biên hay những mái nhà lô xô nơi con phố Cầu Gỗ... từng chút thân quen được nhiếp ảnh gia 99 tuổi Lê Vượng góp nhặt, ghi lại qua những bức ảnh vô giá mà chỉ cần nhìn lại đã thấy cả khoảng trời bình yên nơi thủ đô yêu dấu.
Hơn 80 năm gắn bó nghiệp nhiếp ảnh, từ lúc còn là chàng thanh niên 17 cầm chiếc máy ảnh phim cũ kỹ rong ruổi khắp phố phường, kiếm tìm cảm hứng ở những ngóc ngách thân quen, cho đến tận hôm nay khi đã bước qua tuổi 99, nhiếp ảnh gia Lê Vượng – người vừa được nhận giải thưởng Công dân Thủ đô ưu tú 2017 vẫn giữ cho mình vẹn nguyên một tình yêu dành cho Thủ đô văn hiến.
Chừng ấy năm cầm máy, hàng trăm nghìn bức ảnh thuộc đủ các thể loại được ghi lại, trong đó có hàng nghìn bức ảnh về Thủ đô thân yêu. Những mái nhà lô xô, một con đường chiều mưa, nơi quán cóc đơn sơ hay thoáng nụ cười bình dị… tất cả đều được nhiếp ảnh gia Lê Vượng ghi lại với tất cả tấm lòng trân quý.
“Đơn giản vì đây là quê hương của tôi, nó thật đẹp. Tôi đã từng đi rất nhiều nơi trên thế giới thế nhưng về đến Hà Nội tôi mới cảm nhận được tất cả sự ấm cúng. Tôi chụp rất nhiều, có khi đứng từ trên cao chụp xuống, cũng có khi đứng từ dưới chụp lên… tất thảy đều thấy Hà Nội thật đẹp – một vẻ đẹp bất diệt” – Nhiếp ảnh gia Lê Vượng tâm sự.
Mỗi người có một định nghĩa riêng về Hà Nội nhưng tựu chung đều dành một tình yêu đặc biệt cho mảnh đất này. Hãy cùng nhìn lại những bức ảnh đen trắng ghi lại những khoảnh khắc của Hà Nội của nhiếp ảnh gia 99 tuổi.
Bắt đầu cầm máy ảnh từ năm 17 tuổi, nhiếp ảnh gia Lê Vượng có thói quen dạo quanh các con phố ghi lại những khoảnh khắc thân quen. Trong ảnh là phố Ngõ Gạch được ông chụp năm 1978.Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Lê Vượng chụp năm 1963 khi Hà Nội làm tổng vệ sinh toàn TP.Lũ trẻ nô đùa trên cầu Thê Húc những năm 1963.Một chút sương sớm bên sông Hồng cũng trở thành niềm cảm hứng sáng tạo. Bức ảnh được chụp năm 1966 trong một buổi sớm tinh khôi.Quảng trường Đông kinh nghĩa thục năm 1962.Bức ảnh bình dị với những sinh hoạt đời thường cũng khiến ta nao lòng, đặc biệt là những người con xa quê hương khát khao tìm về những ký ức cũ xưa từng trải qua nơi Thủ đô văn hiến. Phố Hàng Cân 1980.Bức ảnh lấy tên Đường Làng được chụp tại Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội.Tác phẩm mang tên Lòng Đất được nhận giải Huy chương vàng FIAP do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam gửi dự thi nhân Đại hội Liên đoàn FIAP năm 1996.Một góc phố Hàng Bạc những năm 1962 - 1963.Mái nhà Hà Nội - bức ảnh được chụp tại phố Cầu Gỗ những năm 1962 - 1963.Bức ảnh về Hà Nội lâu đời nhất được nhiếp ảnh gia Lê Vượng chụp năm 1935.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội (Số 3 – 5 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”.
Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
“Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
Đó chính là suất tài trợ trị giá nhất, gói IVF Vẹn tròn 70.110.000đ, thuộc dự án “Tháng 7 yêu thương – Viết tiếp giấc mơ làm cha mẹ” của Trung tâm Hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông). Dự án dành cho tất cả cặp vợ chồng hiếm muộn/mong con. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký từ 10/07 - 28/07/2025.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 14/7/2025 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025), Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025) và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên BTV Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh -Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương trình diễn ra vào 15h00 chiều ngày 18 tháng 7 năm 2025 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ, Hà Nội), bao gồm những tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, do các nghệ sĩ Việt Nam và Trung Quốc cùng thể hiện.
"Ký ức Nam Xuân" là bộ phim điện ảnh về đề tài chiến tranh Cách mạng do Nhà nước đặt hàng sản xuất nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những thước phim lấy cột mốc thời gian bắt đầu tự trận Tổng tiên công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 tại miền Nam và sẽ được lồng ghép với yếu tố nghệ thuật đờn ca tài tử - loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.
Thành phố Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục khơi dậy và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của thành phố 6 tháng đầu năm 2025 đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đồng bộ và toàn diện từ thành phố đến cơ sở.
Tại Hội nghị lần thứ 23, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, diễn ra sáng 15/7, xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng; trong đó hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của thành phố.
Triển lãm “Nối” là sự kiện thường niên lần thứ 4 của CLB Họa sĩ màu nước Hà Nội, thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu, sáng tác nghiêm túc của các họa sĩ màu nước không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều thành phố. Các tác phẩm dù theo các đề tài khác nhau nhưng đều lấy nguồn cảm hứng mãnh liệt từ đời sống hàng ngày làm chất liệu sáng tác.
Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 do Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức, nhằm khẳng định giá trị lịch sử vĩ đại của sự kiện, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Sự kiện cũng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự cường và khát vọng phát triển đất nước theo định hướng Đại hội XIII.
Sáng 14/7, Đảng bộ Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy cơ quan Sở Dân tộc và Tôn giáo Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030.
Sáng 14/7, tại Hội trường UBND phường Phú Thượng, Chi bộ Quân sự phường đã trọng thể tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên Chi bộ Quân sự, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự tại địa phương.