Y tế - Giáo dục

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 cơ bản chấm dứt bệnh lao

Quỳnh Chi 29/05/2024 21:09

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 dân vào năm 2030, cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2035 để người dân Thủ đô được sống trong môi trường không còn bệnh lao.

Ngày 28/5, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND về việc Thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống bệnh Lao đến năm 2030 của thành phố Hà Nội.

UBND Thành phố Hà Nội đánh giá giai đoạn 2020-2023, Chương trình chống lao Thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, luôn bám sát các mục tiêu quốc gia, mục tiêu của Thành phố để xây dựng các hoạt động của chương trình. Chương trình đã cơ bản triển khai các hoạt động năm, khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng và hiệu quả, các mục tiêu cơ bản đã hoàn thành.

lao-hanoi.jpg
Bệnh viện Phổi Hà Nội khám lưu động sàng lọc bệnh lao cho người dân trên địa bàn Thủ đô.

Chương trình vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận huyện và 100% số xã, phường. Công tác khám chữa bệnh Lao theo Thông tư số 36/2021 đã được triển khai từ 1/7/2022 và tính đến 31/12/2022 tất cả các Trung tâm y tế quận/huyện và các bệnh viện đa khoa tham gia Mô hình 4 đã kiện toàn và đủ điều kiện khám chữa bệnh lao theo Bảo hiểm y tế. Công tác thực hiện tại các quận, huyện bám sát chỉ tiêu, thực hiện công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị, quản lý người bệnh theo đúng hướng dẫn của Chương trình chống lao Quốc gia.

Giai đoạn 2020 – 2023, Thành phố phát triển mạnh các hoạt động khám phát hiện chủ động, đảm bảo 1% dân số Hà Nội được khám nghi lao hàng năm. Việc quản lý điều trị bệnh nhân lao tại tuyến y tế cơ sở được triển khai đều đặn, thường xuyên, hoạt động cấp phát thuốc tại các xã được duy trì, thuận tiện cho bệnh nhân, đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh ngay trong thời gian dịch bệnh. Thực hiện công tác quản lý người bệnh tại các xã, phường đảm bảo yêu cầu mục tiêu chung thể hiện qua các đợt giám sát của Chương trình chống lao Quốc gia.

Kịp thời có các điều chỉnh phù hợp, cập nhật, hiện đại đúng quy định ứng dụng vào thực tế triển khai. Hoạt động đạt được các mục tiêu của Dự án Phòng chống ao Quốc gia cũng như đang đi đúng lộ trình đạt tới các mục tiêu của Chiến lược quốc gia Phòng, chống bệnh lao, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đặc biệt với việc giảm dần tỷ lệ bệnh nhân điều trị lao, tiến tới khống chế bệnh lao vào năm 2030; tăng tỷ lệ điều trị dự phòng bệnh nhân Lao tiềm ẩn.

Từ đó, mạng lưới phòng chống lao được xây dựng, cập nhật kiến thức và hoạt động nề nếp qua nhiều năm. Nhiều kỹ thuật hiện đại, phác đồ điều trị mới được nhanh chóng cập nhật khi có hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình chống lao Quốc gia, có nhiều hỗ trợ chuyên môn trong và ngoài chuyên ngành, hỗ trợ quốc tế, hợp tác triển khai triển khai nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, tình hình bệnh lao toàn Thành phố còn ở mức cao, tỷ lệ giảm bệnh nhân lao thấp. Tổ chống lao tuyến quận, huyện, Thành phố có trình độ chuyên môn không đồng đều nên công tác phòng, chống bệnh còn hạn chế, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa… Cùng đó, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông, hạn chế hiểu biết về bệnh nên chưa có ý thức chống lây lan cho cộng đồng.

Để giải quyết những khó khăn, hạn chế nói trên, UBND Thành phố triển khai Kế hoạch Thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống bệnh Lao đến năm 2030 trên địa bàn. Các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu của Thành phố Hà Nội gồm có xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách; Truyền thông giáo dục sức khỏe; Hoạt động chuyên môn, kỹ thuật (phát hiện và chẩn đoán sớm người bệnh lao; quản lý điều trị hiệu quả bệnh nhân lao; dự phòng lao tiềm ẩn; xét nghiệm vi khuẩn lao; các hoạt động trên đối tượng đặc thù như lao kháng thuốc, lao trẻ em…).

Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động hợp tác (Nghiên cứu khoa học như ứng dụng các công cụ chẩn đoán nhanh, điều trị hiệu quả và an toàn hơn, phát triển và triển khai các nghiên cứu tác nghiệp tại tuyến tỉnh, tham gia các thử nghiệm lâm sàng; Hợp tác quốc tế); Cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật; phát triển nhân lực và tổ chức mạng lưới (phối hợp y tế trong và ngoài công lập, đào tạo, tập huấn); Kiểm tra, giám sát chuyên môn và 1uản lý thông tin…

UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Y tế là cơ quan Thường trực tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ngành tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò hoạt động phòng chống lao, cung cấp tài liệu tuyên truyền cho các ngành, đoàn thể. Sở Y tế đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Hà Nội các Bệnh viện Thành phố và Bệnh viện huyện có tham gia khám chữa bệnh lao, trung tâm y tế quận huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công tác chống lao, triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng, chống lao thành phố Hà Nội đến năm 2030 đến các đơn vị.

Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động triển khai và kết quả thực hiện cho các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và cơ quan báo chí về công tác phòng chống bệnh lao đến năm 2030 của Thành phố Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công: Không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục
    Trường Tiểu học Nam Thành Công tọa lạc tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội, sở hữu khuôn viên rộng rãi, khang trang. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một trong những địa chỉ giáo dục công lập tiêu biểu của Thủ đô, nơi chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học sinh, là sự lựa chọn tin cậy của phụ huynh trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
  • HLV Park Hang Seo chính thức trở thành đại sứ thương hiệu bia thủ công
    Chiều 1/7, tại Hà Nội, huấn luyện viên (HLV) Park Hang Seo chính thức được công bố là Đại sứ hình ảnh tại Việt Nam của thương hiệu bia thủ công 1689 Beckent Bauer.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 cơ bản chấm dứt bệnh lao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO