Hà Nội: Đã chấp thuận kiểm định nhà chung cư cũ đối với 13/15 quận huyện

Nguyễn Trường| 14/01/2023 20:51

Năm 2022, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì chấp thuận nhiệm vụ kiểm định nhà chung cư đối với 13/15 quận, huyện và đang tiếp tục đôn đốc các quận, huyện còn lại hoàn thành phê duyệt theo quy định.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thời gian qua sở này đã ban hành văn bản hướng dẫn các quận, huyện phê duyệt đề cương kiểm định chung cư cũ theo quy định. Đến nay, đã kiểm định xong 126 nhà chung cư cũ.

Tiếp đó, đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội ban hành “Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội” và 5 kế hoạch thực hiện đề án; TP Hà Nội cũng thực hiện rà soát 11 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Trong đó, 10 chung cư cũ đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại và 1 chung cư đang trình UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ đầu tư.

Trong năm 2022 có thêm 2 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ hoàn thành thi công xây dựng, chuẩn bị đưa vào vận hành, khai thác gồm: nhà 3A Quang Trung (Hoàn Kiếm), khu chung cư cũ L1, L2 Nam Thành Công (Đống Đa). Ngoài ra, có 7 dự án đang triển khai gồm: nhà A&B khu tập thể Nghĩa Đô (Cầu Giấy), khu tập thể Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng), khu tập thể X1-26 Liễu Giai (Ba Đình), khu tập thể dịch vụ vận tải Đường sắt (Hoàng Mai), chung cư số 148 - 150 Sơn Tây (Ba Đình), khu tập thể Viện tư liệu phim Việt Nam (Ba Đình), chung cư số 23 Hàng Bài (Hoàn Kiếm).

Ngày 21/6/2022, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-SXD ban hành Bộ tiêu chí đánh giá kết quả kiểm định chất lượng hiện trạng các chung cư cũ trên địa bàn, quy định rõ trình tự thẩm định, đánh giá kết quả kiểm định chung cư cũ và các tiêu chí đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện nền móng, cấu kiện bê tông cốt thép...

Đầu tháng 10/2022, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã thống nhất tạm cấp ngân sách với số tiền gần 128 tỷ đồng để các quận, huyện kiểm định chung cư cũ năm 2022. Nguồn vốn ngân sách được bố trí dự kiến là khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo các đối tượng, phân loại quy định của Nghị định số 69/NĐ-CP.

Thời gian qua, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến việc tiến độ triển khai tiến hành chậm, giai đoạn từ 2005 - 2014 mới hoàn thành cải tạo xây dựng lại 19 dự án và 14 dự án đang triển khai. Từ năm 2014, sau khi Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay không có dự án mới nào được bổ sung thêm. Sau gần 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên tổng số gần 1.600 chung cư cũ.

Căn cứ vào Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2030 đã được HĐND TP phê duyệt. Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030, triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ (6 khu có tính khả thi cao như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thương, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D: Giảng Võ; Thành Công: Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp). TP đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn đẩy nhanh tiến độ kiểm định và triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Đã chấp thuận kiểm định nhà chung cư cũ đối với 13/15 quận huyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO