Y tế - Giáo dục

Hà Nội công bố danh sách 260 học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia

Phan Anh 10:14 24/10/2024

Chiều 23/10, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị công bố các đội tuyển thành phố dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025.

dsc-301720241023151438.jpg
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chúc mừng các thầy cô giáo cùng các học sinh tham gia đội tuyển,

Trước đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã ký quyết định thành lập các đội tuyển học sinh giỏi thành phố Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.

Theo đó, Hà Nội có 13 đội tuyển, gồm 260 học sinh, thuộc 13 môn thi: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Nhật.

So với năm học 2023-2024, số học sinh thành phố tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tăng 20 em. Đây là lần đầu tiên thành phố thành lập đội tuyển học sinh giỏi thành phố môn tiếng Nhật tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Đây là những học sinh xuất sắc nhất, được lựa chọn từ hơn 2.200 em đã tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố diễn ra vào giữa tháng 10-2024.

Theo công bố của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 260 học sinh giỏi thành phố được chọn vào đội tuyển đến từ 15 trường trung học phổ thông, gồm: Chuyên Hà Nội-Amsterdam; chuyên Nguyễn Huệ; Chu Văn An; Sơn Tây; Newton; Quốc tế Nhật Bản; Nguyễn Gia Thiều; Kim Liên; Đoàn Thị Điểm; Trần Hưng Đạo - Hà Đông; Hoàng Long; Việt Đức; Phan Huy Chú - Đống Đa; Lương Thế Vinh; Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy; Ngô Quyền - Ba Vì.

Nhắc lại kết quả của học sinh thành phố đạt được trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học trước, Giám đốc Sở Trần Thế Cương nhấn mạnh, các học sinh của 13 đội tuyển là sự kết tinh về trí tuệ, đạo đức và trình độ học vấn phổ thông của học sinh Hà Nội trong năm học này, dưới sự dìu dắt của các thầy giáo, cô giáo có năng lực chuyên môn tốt nhất, giàu nhiệt huyết nhất của các nhà trường.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhắc nhở, trong thời gian tập trung bồi dưỡng đội tuyển, học sinh cần tập trung tối đa cho việc tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu, đồng thời rèn kỹ năng làm bài, kỹ năng thực hành, ứng dụng và vận dụng thực tiễn.

Đội ngũ giáo viên lãnh đội cần lập kế hoạch giảng dạy chi tiết; chủ động tìm tòi tư liệu, hướng dẫn học sinh tìm tài liệu học tập và “truyền lửa” cho học sinh, tạo cho các em niềm say mê và hứng thú môn học, tinh thần ham học hỏi, khuyến khích các em có những lời giải độc đáo, mang tính mới lạ, sáng tạo.

Do thời gian bồi dưỡng ngắn hơn năm trước vì Bộ GD-ĐT tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia sớm (25-27/12/2024) nhưng chương trình và dung lượng kiến thức phải tiếp nhận rất lớn, vì vậy yêu cầu về tính chủ động và sáng tạo, biết tận dụng thời gian phải được đặt lên hàng đầu.

Ông Trần Thế Cương cũng nhắn nhủ phụ huynh học sinh cần quan tâm tạo điều kiện, động viên con em tích cực học tập rèn luyện, khẳng định năng lực. Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, tài liệu tham khảo, hướng dẫn con em mình sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ thời gian ở nhà. Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, với giáo viên dạy đội tuyển, với nhà trường, với bạn học của con em mình để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con mình ở trường.

"Kỳ thi nào cũng có áp lực. Các thầy cô lãnh đội, các giáo viên trực tiếp đứng lớp và nhất là em học sinh ưu tú. Chúc các em học sinh hãy biến áp lực thành động lực để vượt lên chính mình, chiến thắng và tỏa sáng, xứng đáng là những học sinh ưu tú, tiêu biểu xuất sắc của ngành giáo dục Thủ đô"- Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lưu Quang Vũ và các chân dung nghệ sĩ
    Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, một kịch tác gia lớn của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại, nhiều người đã biết. Nhưng giữa hai chặng làm nên hiện tượng Lưu Quang Vũ còn có một “lối nhỏ” thu hút cảm xúc và bút lực của ông.
  • [Podcast] Chính sách mới xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững
    Cùng các chính sách, quy định đặc thù phát triển văn hóa, giáo dục, giao thông thông minh…; điểm mới của Luật Thủ đô (sửa đổi) là lần đầu tiên Luật có Điều khoản riêng về nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững… Các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong giai đoạn tới.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • NSƯT Tố Nga hát về quê hương với ca khúc mới của Ngọc Lê Ninh
    Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.
  • Nestlé MILO góp phần đa dạng hóa trải nghiệm học tập cho trẻ em và giáo viên vùng cao
    Nestlé Việt Nam, thông qua nhãn hàng Nestlé MILO, tự hào thông báo chính thức khởi động Chương trình Giáo dục Dinh dưỡng và Vận động cho Học sinh Tiểu học năm học 2024-2025, chương trình hợp tác cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội công bố danh sách 260 học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO