Hà Nội chuẩn bị chu đáo các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán 2021

Kim Thoa| 05/12/2020 10:25

Tất cả các hoạt động tổ chức, phục vụ nhân dân đón Tết phải được chuẩn bị một cách tốt nhất và chu đáo nhất, các mức chi sẽ không thấp hơn năm trước. Các đơn vị triển khai hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo trên địa bàn, đảm bảo chu đáo để tất cả mọi người, mọi nhà đều có Tết.

Hà Nội chuẩn bị chu đáo các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán 2021
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc 
(ảnh: hanoi.gov.vn)
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tại cuộc họp với các cơ quan liên quan về kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. 

Theo báo cáo do Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Trần Anh Tuấn trình bày, vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thành phố sẽ tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách, đồng thời tổ chức các cuộc gặp mặt: Cựu chiến binh, quân và dân tiêu biểu trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội 12 ngày đêm; đại diện hội viên Câu lạc bộ Thăng Long; đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; bí thư, hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố; tổng biên tập, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội; các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đã nghỉ hưu tại Hà Nội; phối hợp tổ chức gặp mặt các đại sứ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài và tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Hà Nội... Về chế độ, chính sách, kinh phí hỗ trợ, thăm, tặng quà sẽ cơ bản được thực hiện như Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Tiến độ thực hiện các hoạt động phục vụ Tết sẽ được đẩy sớm trước ngày 15/1/2021.

Tại buổi làm việc, báo cáo thêm về công tác chuẩn bị kế hoạch thăm hỏi, tặng quà trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Quốc Khánh cho biết: Sở đã xây dựng dự thảo kế hoạch tặng quà các đối tượng chính sách, gia đình người có công trên địa bàn thành phố dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và trình UBND thành phố trong ngày 1/12. Thành phố dành tặng gần 900 nghìn suất quà cho các đối tượng chính sách, với tổng số tiền là 370 tỷ đồng. Cùng với đó, các địa phương cũng có những phần quà dành tặng đối tượng chính sách, người có công... trên địa bàn và tiếp tục đẩy mạnh huy động xã hội hóa trong việc chăm lo, tổ chức Tết. Năm nay, thành phố bố trí thêm 2.000 suất quà Tết để tặng công nhân lao động có hoàn thành khó khăn, nâng tổng số quà lên 5.000 suất. Việc thăm, tặng quà sẽ xong trước ngày 1/2/2021 (tức ngày 20 tháng Chạp).

Về công tác chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường trong dịp Tết, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch từ tháng 10/2020 về dự trữ 17 nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết với tổng mức dự trữ 39.400 tỷ đồng. Tới đây, Sở sẽ tổ chức 12 phiên chợ Việt và 300 chuyến bán hàng lưu động về các khu công nghiệp, khu chế xuất, các xã miền núi. Ngoài ra, Sở cũng sẽ tổ chức 60 hội chợ hoa Xuân để phục vụ nhân dân trong dịp Tết.

Về công tác chuẩn bị bắn pháo hoa, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho biết, năm nay, thành phố dự kiến bắn pháo hoa vào đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với 30 điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có 6 điểm tầm cao và 24 điểm tầm thấp. Thời gian bắn pháo hoa là 15 phút.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, bối cảnh Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 chịu sự tác động của dịch Covid-19 nhưng các hoạt động tổ chức, phục vụ Nhân dân đón Tết vẫn phải được chuẩn bị một cách tốt, chu đáo nhất, các mức chi sẽ không thấp hơn năm trước. Theo đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Văn phòng Thành ủy tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch để báo cáo Thường trực Thành ủy cho ý kiến, sớm ban hành và tổ chức thực hiện.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chuẩn bị chu đáo các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO