Văn hóa - Xã hội

Hà Nội chủ động trong mọi tình huống ứng phó thiên tai, sự cố

Đình Thế 21:37 06/05/2025

Trước những diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, ngay từ đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai và sự cố gây ra.

Tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Hà Nội tổ chức chiều 6/5, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Quyến đã báo cáo công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2024, 4 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ các tháng tiếp theo của năm 2025.

anh-them20250506163413.jpg
Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Quyến, trong năm 2024, Thành phố chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão (số 2 và số 3), 16 đợt không khí lạnh, 3 đợt rét đậm rét hại, 13 đợt nắng nóng, 7 đợt mưa lớn, kèm theo các hiện tượng nguy hiểm như sét, lũ rừng ngang, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá và cháy rừng.

Thiên tai khiến 9 người thiệt mạng, 28 người bị thương, hơn 45.000 ngôi nhà bị ngập, 12.000ha lúa và 11.000ha hoa màu bị mất trắng. Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng về cây xanh, cơ sở hạ tầng và đời sống Nhân dân khiến hơn 130.000 cây xanh bị gãy đổ, 99ha rừng bị hư hại.

Bên cạnh đó, từ tháng 11/2023 đến hết năm 2024, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã phối hợp xử lý 263 vụ việc, gồm thiên tai, nổ, cháy rừng, hỏa hoạn và các sự cố khác. Trong đó, lực lượng cứu hộ đã tham gia cứu nạn 563 vụ, cứu được 202 người và tìm thấy 80 thi thể.

Toàn thành phố đã xảy ra 1.236 vụ cháy, khiến 27 người thiệt mạng, 14 người bị thương. Tuy số vụ cháy tăng so với năm trước, song thiệt hại về người và tài sản đã giảm đáng kể, thể hiện hiệu quả của công tác ứng phó, phòng ngừa.

Trong 2 tháng đầu năm 2025, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã xử lý 38 vụ sự cố, huy động hơn 1.600 lượt cán bộ, chiến sĩ và 124 phương tiện các loại. Ở cấp cơ sở, các quận, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng lực lượng xung kích, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”.

img_3727.jpg
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Quyến thông tin tại Hội nghị.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Quyến cho biết, 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của một số đợt nắng nóng, không khí lạnh, rét đậm, rét hại, mưa dông.... tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Năm 2025, theo nhận định của Đài khí tượng Thủy văn Bắc Bộ, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết, thủy văn năm 2025 có nhiều diễn biến phức tạp khó lường; cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, rét hại, nắng nóng gay gắt..., bão mạnh; mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn; lũ lớn, lũ muộn,...

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố (PCTT và TKCN) đã tham mưu UBND Hà Nội ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến từng quận, huyện, sở, ngành. Trong đó có Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 14/3/2025 về tăng cường công tác PCTT và TKCN, và các quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.

Thành phố đã tiến hành rà soát, hoàn thiện các phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, thủy lợi, chuẩn bị phương án hộ đê trọng điểm, ngập lụt khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập.

Đặc biệt, công tác kiểm kê vật tư, thiết bị, lập kế hoạch mua bổ sung phục vụ công tác ứng phó thiên tai đã được triển khai bài bản. Một số sở, ngành và địa phương như: Quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân; huyện Thường Tín, Mê Linh, Gia Lâm… đã xây dựng xong phương án PCTT năm 2025; các đơn vị còn lại đang khẩn trương hoàn thiện trước 15/5/2025.

Bên cạnh đó, công tác tài chính phục vụ PCTT cũng được đảm bảo. Tính đến giữa tháng 4/2025, Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố đã thu được hơn 289 tỷ đồng, chi hơn 6,5 tỷ đồng, số dư gần 283 tỷ đồng, là nguồn lực quan trọng để thành phố chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Hà Nội đang ngày càng chủ động, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, việc tiếp tục củng cố năng lực ứng phó, nâng cao ý thức cộng đồng và đầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai vẫn là nhiệm vụ cần được quan tâm hàng đầu./.

Bài liên quan
  • Hà Nội chủ động kiểm soát về tình hình dịch bệnh
    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và cả nước, Thành phố Hà Nội cơ bản được kiểm soát; chưa ghi nhận các trường hợp mắc dịch bệnh nguy hiểm như cúm A/H5N1, Mers-CoV, …
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2024
    Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/6 chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
  • Vinh quang Việt Nam năm 2025 tôn vinh 19 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
    Tối 22/6, chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2025" với chủ đề "Tự hào và khát vọng diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã tôn vinh 19 tập thể, cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chủ động trong mọi tình huống ứng phó thiên tai, sự cố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO