Hà Nội: 37 trường tham gia Liên hoan ban nhạc học sinh năm 2025
Sơn Dương•20:03 14/04/2025
Chiều 14/4, tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức khai mạc Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 được tổ chức nhằm tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục và nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cho học sinh, ngày 08/01/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Kế hoạch số 71/KH-SGDĐT về việc tổ chức Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh THPT TP Hà Nội lần thứ II năm 2025.
Phát biểu khai mạc Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, chương trình Liên hoan năm nay do Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Đài PT-TH Hà Nội tổ chức với chủ đề “Xây dựng trường học hạnh phúc” với mục tiêu phát huy niềm say mê, tài năng của học sinh trong lĩnh vực nghệ thuật. Đồng thời, chương trình cũng góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, quảng bá hình ảnh học sinh Hà Nội năng động, trẻ trung và giàu truyền thống văn hóa.Tại lễ khai mạc, Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công bố Quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo chương trình Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025.Ban tổ chức tặng kỷ niệm chương và hoa tới các đơn vị tham gia liên hoan.Sau phần khai mạc là đến phần dự thi của các ban nhạc/nhóm nhạc. (trong hình là phần thi của ban nhạc TMIC đến từ trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.Tại chương trình, các em tiết mục được đầu tư rất công phu, từ nội dung, ánh sáng, thiết bị ... để thể hiện tốt nhất tài năng của các thí sinhMột tiết mục của ban nhạc TOS Band đến từ các em học sinh trường THCS & THPT Olympia.Phần trình diễn của các em học sinh thuộc ban nhạc MGC - Mê Linh Guitar Club đến từ trường THPT Mê Linh.Các em học sinh thuộc ban nhạc MIA đến từ trường TH, THCS & THPT Archimedes (Đông Anh) rất tự tin khi thể hiện các tiết mục do ban nhạc mình đăng kí.Em học sinh thuộc ban nhạc Medley Melody của trường THPT Phan Huy chú (Đống Đa) tự tin thể hiện tài năng trước các Bạn giám khảo.Phần thi của nhóm nhạc Phan Đinh Phung Band đến từ trường THPT Phan Đình Phùng.
Theo Ban tổ chức, trong buổi chiều ngày 14/4 sẽ có 11 ban nhạc/nhóm nhạc trên tổng số 37 ban nhạc/nhóm nhạc dự thi, mỗi ban nhạc/nhóm nhạc sẽ thể hiện 02 tác phẩm liên tục thuộc thể loại hòa tấu và đệm hát và đến ngày 16/4/2025 sẽ kết thúc Vòng sơ khảo.
Vòng Chung khảo dự kiến sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 28/4/2025, mỗi ban nhạc, nhóm nhạc sẽ thể hiện 02 tác phẩm liên tục, trong đó, thể hiện ít nhất 01 tác phẩm mới không trùng lặp với tác phẩm đã thể hiện tại Vòng sơ khảo.
Vòng Chung khảo sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh H1) và được phát trực tuyến trên nền tảng số của các trường học trên địa bàn Thành phố.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 191 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 12 trường hợp so với tuần trước.
Tiếp nối thành công Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ I năm 2023, thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử, chính trị của Thủ đô, sáng 14/4, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin về Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025.
Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015 - 2025) và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước, Bằng khen của UBND TP Huế.
Ngày 12/4, Đảng bộ Trường Đại học Công đoàn đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025–2030 với chủ đề: “Đoàn kết, trí tuệ, đổi mới, sáng tạo”.
Ngày 12/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Language Link Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho cấp Tiểu học.
Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Quyết định số 1000/QĐ-BVHTTDL về Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2014/ QĐ-UBND ngày 14/4 về việc công nhận điểm du lịch Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đêm nhạc giao hưởng Tchaikovsky's Night sẽ tổ chức vào 20h ngày 19/4 tại Phòng hòa nhạc Lớn, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả Thủ đô.
Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.