Du lịch bốn phương

Hà Giang: 5 bản làng đẹp tựa tranh sơn cước

Kim Ngân (t/h) 18:00 01/05/2023

Cùng Người Hà Nội khám phá 5 bản làng đẹp tựa bức tranh sơn cước tại Hà Giang nhé!

summer-194415114410-hoa-cai-ha-giang.jpg
Những bản làng ở Hà Giang luôn gây thương nhớ với vẻ đẹp trù phú, hùng vĩ đậm nét rẻo cao Tây Bắc.

Hà Giang là tỉnh địa đầu của Tổ quốc, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp Trung Quốc. Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu ở Hà Giang lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-23 độ C. Nét nổi bật của khí hậu là độ ẩm cao trong năm, mưa nhiều và kéo dài.

Đến Hà Giang trong tháng 5 này, bạn không chỉ được đắm mình trong sắc xanh tươi mát, trong trẻo của núi rừng qua những thửa ruộng Hà Giang lấp loáng mùa nước đổ mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn cước hữu tình của 5 bản làng đẹp nhất cực Bắc Việt Nam: Nặm Đăm, Lao Xa, Lô Lô Chải, Thiên Hương và Du Già (Yên Minh).

1. Nặm Đăm (Quản Bạ)

134258_nam.jpg
Nặm Đăm - bản làng ở Hà Giang với những con đường nhỏ quanh co.

Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng độ 45km, Nặm Đăm là một bản làng của cộng đồng người dân tộc thiểu số nằm yên bình dưới chân Núi Đôi Quản Bạ hùng vĩ. Trong khoảnh khắc đầu tiên dừng chân nơi bản làng ở Hà Giang này, bạn chắc chắn sẽ đi từ cảm xúc ngỡ ngàng này đến bất ngờ nọ khi nhìn thấy khung cảnh Nặm Đăm yên bình tựa hơi thở, khiến trái tim của người lữ khách ít nhiều cảm thấy rung động.

thon_nam_dam_ha_giang_5.jpg
Bạn sẽ có dịp hóa thân thành người dân bản xứ và tham gia vào những công việc sinh hoạt, nếp sống thường ngày của họ như cùng ra đồng, nấu ăn và thưởng thức bữa tối trong những ngôi nhà trình trường mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống.

Điểm nhấn nơi đây là những nếp nhà trình tường lâu đời của đồng bào dân tộc Dao. Ở đây là dạng du lịch cộng đồng, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của người dân, cùng đi bẻ ngô, hái rau, nấu ăn… Người Dao sinh sống ở Nặm Đăm vẫn còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện ở những phong tục tập quán, nghi lễ truyền thống, Tiêu biểu như lễ cấp sắc – nghi lễ mà không một người đàn ông Dao nào bỏ qua, được cấp sắc mới được coi là trưởng thành. Ngoài ra, tại bản làng ở Hà Giang này còn có trải nghiệm tắm lá thuốc của người Dao và chế biến dược liệu rất thú vị.

2. Lao Xa (Sủng Là)

z4309030077617_75be5511917b54bf2c2ef30b91f99560.jpg
Càng đi vào sâu bên trong bản Lao Xa, bạn sẽ như được bước vào một thế giới cổ tích với khung cảnh nên thơ và hùng vĩ, những nét đặc trưng rất riêng của vùng rẻo cao Tây Bắc.

Ẩn mình giữa núi cao trùng điệp với chung quanh là những mỏm đá lớn nhỏ khác nhau bao bọc, không gian tại Lao Xa như tách biệt hoàn toàn khỏi nhịp sống phố thị phồn hoa ngoài kia. Hiện nay, bản Lao Xa tại Thung lũng Sủng Là, Hà Giang là nơi cư trú của người đồng bào dân tộc Mông. Người dân tại đây sinh sống qua ngày với nghề trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc và đúc bạc nữa.

di-du-lich-ha-giang-12.jpg
Bạn có thể đi dạo thăm thú cả bản với rất nhiều ngôi nhà trình tường cổ tuổi đời 100 năm tuổi.

Ngày nay, Lao Xa vẫn giữ được trọn vẹn hơi thở truyền thống với những căn nhà trình tường cổ kính với phần ngói âm dương. Đến với Lao Xa, bạn sẽ có thể nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ vùng cao đi chân đất cùng nhau nô đùa hoặc gian bếp tỏa khói bay nghi ngút và cả người nghệ nhân cần mẫn với nghề đúc bạc truyền thống. Tất cả mang đến cho bạn hình ảnh một bản làng ở Hà Giang vẫn giữ được trọn vẹn vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà nơi này vốn nên sở hữu.

3. Lô Lô Chải (Lũng Cú)

bbfe742897d55a8b03c4-1642953961.jpg
Bản Lô Lô Chải - vùng đất của vùng viễn biên.

Trải dài khắp thung lũng là khung cảnh cây cối tốt tươi với những dãy núi trùng điệp trải dài, các thửa ruộng bậc thang men theo triền đồi, những ngôi nhà trình tường lợp ngói âm dương với ba gian truyền thống cùng vách đất nâu, hàng rào đá,... Tất cả hứa hẹn mang đến cho mọi người những trải nghiệm thú vị, đơn sơ và mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc.

546460de02f8ec6cad2b1438ba54e5da.jpg
Bạn sẽ được ngắm nhìn và trải nghiệm các điệu múa truyền thống của dân tộc nơi đây.

Tại bản làng này, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu màu sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Lô Lô. Dường như chỉ tại nơi Lô Lô Chải này, trọn vẹn những dấu ấn rất riêng của đời sống vật chất và tinh thần người đồng bào Lô Lô mới được giữ nguyên vẹn. Mọi thứ xuất hiện trên từng ngôi nhà trình tường lợp ngói âm dương, các làng nghề truyền thống như: thêu, làm mộc và cả những lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ cúng thần Rừng, Lễ mừng lúa mới, Lễ mừng nhà mới,...

cot-co-lung-cu-7-1024x684.jpg
Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, chỉ cách Cột Cờ Lũng Cú 1km.

4. Thiên Hương (Đồng Văn)

ee9faf203d63d33d8a72.jpg
Thiên Hương - ngôi làng cổ trăm tuổi tại Đồng Văn.

Làng cổ Thiên Hương - ngôi làng cổ hơn 100 năm tuổi, nằm cách thị trấn Đồng Văn 5km. Làng cổ Thiên Hương thu hút sự chú ý của các tín đồ đam mê xê dịch với vẻ đẹp trường tồn theo thời gian.

lang-thien-huong-ha-giang-ngoi-lang-co-hang-tram-nam-tuoi-tren-cao-nguyen-dong-van-5.jpg
Những nếp nhà cổ của những dân tộc vùng cao đến nay vẫn còn tồn tại.

Tính cho đến thời điểm hiện tại, làng cổ Thiên Hương là nơi cư trú suốt những thập niên qua của cộng đồng dân tộc Tày. Người dân tại đây chủ yếu sống bằng nghề nông và sản xuất rượu cũng như vẫn giữ được trọn vẹn những nét văn hóa, đặc sắc riêng của mình. Nếu có dịp đến với làng cổ Thiên Hương, bạn sẽ được nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ mặc các bộ áo dài truyền thống có màu đen sẫm và vấn khăn trên đầu khi bắt đầu một ngày làm việc mới.

lang-co-thien-huong-7.jpg
Thiên Hương vẫn còn đó những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, kết hợp cùng cảnh sắc hùng vĩ, hoang sơ mang đậm dấu ấn của vùng rẻo cao Tây Bắc.

Trong hành trình về với bản làng ở Hà Giang này, không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc bình dị, đơn sơ của chốn rẻo cao Tây Bắc, mọi người còn có cơ hội trải nghiệm một loạt những hoạt động thú vị khác như lội suối, bắt cá, nhâm nhi rượu ngô men lá với hương vị nồng nàn vẫn còn vấn vít nơi đầu lưỡi. Ngoài ra, nếu muốn học đan giỏ, dệt lanh hay làm bánh, những người dân chân phương, đôn hậu ở đây cũng sẵn lòng hướng dẫn nữa.

Con đường vào làng cổ Thiên Hương nằm ngay vành đai biên giới, ta có thể dễ dàng ngắm nhìn bên kia Trung Quốc và con sông Nho Quế nằm giữa 2 dãy núi phân chia.

5. Du Già (Yên Minh)

du_gia.jpg
Cái tên cuối cùng xuất hiện trong list các bản làng ở Hà Giang không thể nào không nhắc đến Du Già.

Du Già là 1 xã thuộc huyện Yên Minh, nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, hoang sơ với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ bởi sông núi , mây đèo tựa tiên cảnh bồng lai bất cứ ai đến đây cũng phải thừa nhận.

Ngay từ cung đường dẫn vào bản làng này, mọi người đã không khỏi thốn thức khi chinh phục những khúc cua tay áo uốn lượn, các con đường ngoằn ngoèo vắt giữa nơi lưng chừng núi với hai bên là núi đá chênh vênh, hùng vĩ. Để có thể ghé đến bản làng ở Hà Giang này, bạn sẽ phải chinh phục các đoạn cua chữ M đầy thử thách trước khi đặt chân đến vùng đất hoang sơ, yên bình này.

Hà Giang là vùng đất địa đầu của Tổ quốc, không chỉ được biết đến với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình mà còn được biết đến bởi nơi đây có nhiều nét văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú, đặc biệt là 5 bản làng sơn cước mà Người Hà Nội vừa gợi ý cho bạn trong bài viết./.

Bài liên quan
  • Tháng 5, Tây Nguyên vẫy gọi
    Du lịch các tỉnh Tây Nguyên, bạn không chỉ được tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được trải nghiệm cuộc sống của đồng bào các dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông… và thưởng thức những món ăn địa phương đặc sắc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Hà Giang: 5 bản làng đẹp tựa tranh sơn cước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO