Góc nhìn mới về cội nguồn văn minh Đông phương

Thanh Bình| 24/08/2020 07:21

Sau cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” ra mắt bạn đọc năm 2019, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tiếp tục ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” (NXB Hồng Đức, năm 2020). Hai cuốn sách thể hiện góc nhìn hoàn toàn mới về cội nguồn văn minh Đông phương - vốn huyền bí và thách đố tri thức nhân loại từ hàng ngàn năm qua. Góc nhìn này góp phần làm thay đổi nhận thức tính bằng Thiên niên kỷ của con người về cội nguồn và bản chất của văn minh Đông phương trên nền tảng tri thức l


Sau cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” ra mắt bạn đọc năm 2019, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tiếp tục ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” (NXB Hồng Đức, năm 2020). Hai cuốn sách thể  hiện góc nhìn hoàn toàn mới về cội nguồn văn minh Đông phương - vốn huyền bí và thách đố tri thức nhân loại từ hàng ngàn năm qua. Góc nhìn này góp phần làm thay đổi nhận thức tính bằng Thiên niên kỷ của con người về cội nguồn và bản chất của văn minh Đông phương trên nền tảng tri thức là thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch.

Góc nhìn mới về cội nguồn văn minh Đông phương

Bìa sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” và “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Về phương pháp nghiên cứu, tác giả dựa trên chuẩn mực để thẩm định tính chân lý cho một giả thuyết hoặc lý thuyết khoa học được coi là đúng, hoàn toàn căn cứ vào trên cơ sở, tiêu chí khoa học. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã xác định: Thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch về bản chất là một hệ thống lý thuyết có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh, chính là “Lý thuyết thống nhất” mà các tri thức tinh hoa của nhân loại đang mơ ước. Theo tác giả: Nền văn hiến Việt có lịch sử trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, chính là dân tộc hậu duệ tiếp nối của nền văn minh Atlantic, và là cội nguồn đích thực của những nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương.

Nếu cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” là tiền đề thứ nhất, nhằm xác định nền tảng tri thức của một nền văn minh chủ nhân đích thực của thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch thì cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” lại là sự nối tiếp, tổng hợp của toàn bộ lịch sử Kinh dịch từ các bản văn cổ chữ Hán. Trên cơ sở sự phục hồi bản chất của thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch, từ những di sản văn hiến truyền thống Việt, tác giả đã thể hiện hình hài của một hệ thống lý thuyết vũ trụ quan cổ xưa.

 Xác định đối tượng nghiên cứu chính là một hệ thống lý thuyết cổ xưa đã tồn tại trên thực tế và đã thất truyền, sai lệch, do đó phương pháp chủ yếu và xuyên suốt của tác giả là những chuẩn mực khoa học, thể hiện qua các tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Trên cơ sở căn cứ vào các tiêu chí khoa học, tác giả đã mô tả một cách hợp lý và có tính hệ thống, bao trùm lên không gian, thời gian - từ những di sản của các nền văn minh cổ đại tiêu biểu ở châu Âu, Lưỡng Hà, đến phương Đông cổ đại và cả châu Mỹ… cho đến cả nền tảng tri thức khoa học hiện đại nhất của nền văn minh hiện đại.

Có thể nói, cả “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” và “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đều có nội dung của một đề tài nghiên cứu khoa học và dựa trên nền tảng tri thức khoa học của nền văn minh hiện đại. Dẫu tác giả không tự cho mình là đúng nhưng nội dung hai cuốn sách này đã mở ra một góc nhìn hoàn toàn mới, trong việc khám phá những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ và cả những bí ẩn của vũ trụ, vốn là đối tượng nghiên cứu khoa học của nền văn minh hiện đại...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Góc nhìn mới về cội nguồn văn minh Đông phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO