Giữ nét riêng cho mỗi chùa làng

Trần Văn Mỹ| 08/09/2020 09:38

Câu ngạn ngữ “Phật chung chùa riêng”, đã phản ánh một thực tế, mỗi ngôi chùa làng có chức năng chung là thờ Phật, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, do nhiều lý do, một số ngôi chùa làng còn là bảo tàng lịch sử của địa phương.

Giữ nét riêng cho mỗi chùa làng
Chùa Huỳnh Cung, xã Tam hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội

Đến chùa Phương Viên, phố Trần Xuân Soạn, thấy ở chính điện có ban thờ Chu Văn An, một nhà giáo mẫu mực đời Trần. Thấy lạ, người viết bài này hỏi vị sư trụ trì, vì sao lại có chuyện Nho - Phật đồng hành như thế? Vị sư trả lời: Ở bên số 3 phố này, đối diện với chùa, trước đây có ngôi đình thờ Chu Văn An của làng Phương Viên. Đình không có người trông nom, lâu dần rơi vào cảnh đổ nát. Không nỡ để một di tích quý rơi vào cảnh hương lạnh khói tàn, một vài người có gốc gác ở làng  bàn và giải hạ ngôi đình. Một số đồ thờ ở đình được chuyển sang chùa và lập ban thờ tại đây. Thế là, hơn 70 năm qua, chùa Phương Viên có thêm chức năng thờ Thành hoàng làng.

Thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì là nơi Chu Văn An mở trường dạy học. Học trò đến học có cả nghìn người, nhiều người thành đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát làm quan to trong triều mà trước sau vẫn giữ lễ với thầy. Có trò là thủy thần đã không ngại hiểm nguy, làm mưa cứu lúa của dân khỏi bị hạn đã được dân làng Hoằng Liệt dựng đền thờ, vua phong sắc là Bảo Ninh Vương. Sau khi mất, các học sinh đã dựng đền thờ Chu Văn An ngay trên nền trường cũ. Sang triều Lê, đền thờ kiêm chức năng là Văn chỉ huyện Thanh Trì. Tại đây có đặt bài vị của 63 tiến sĩ triều Lê, người huyện Thanh Trì như: Chu Văn An, Nguyễn Như Đổ, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Công Thể, Bùi Huy Bích… Trong kháng chiến, đầu năm 1947, Văn chỉ Thanh Trì có nguy cơ bị phá hủy, một số các cụ ở làng Huỳnh Cung đã “bí mật” chuyển các di vật quý giá ở đây gửi ở đình và ngôi chùa làng. Giờ đây, du khách đến thăm đình làng Huỳnh Cung thấy có ban thờ Chu Văn An, với các hoành phi, câu đối và cả sắc phong thần. Tại tòa tam bảo của ngôi chùa làng cũng có ban thờ Chu Văn An. Tại đây còn giữ được mũ, áo của thần, một số bài vị ghi danh các vị tiến sĩ người Thanh Trì…

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, một số người tâm huyết với cha ông đã tìm được cách làm sáng tạo như trên, khi đất nước yên bình, tại các ngôi chùa làng đã giữ được rất nhiều di vật quý giá vốn là của các đình, đền, miếu. Điều đó đã giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu phong tục, tập quán của các làng quê.  

Nhưng tiếc thay, trong thực tế, không phải ngôi chùa nào cũng làm được các việc hữu ích như thế. Tại một làng ở bờ Nam sông Hồng, thuộc huyện Thanh Trì, trước đây có đền thờ bà Chúa dâu tằm. Bà là công chúa họ Mạc. Khi triều Mạc chấm dứt 66 năm nắm quyền ở Thăng Long, bà xuống thuyền xuôi dòng sông Nhị tìm đất sống. Đến bến sông làng này, thấy đất phù sa màu mỡ, bà dừng thuyền. Được dân cưu mang, bà vui sống cùng dân làng và dạy dân nghề trồng dâu chăn tằm ươm tơ. Khi mất, do có công dạy nghề cho dân, bà được dân tôn là tổ nghề dâu tằm và lập đền thờ, vua Lê phong sắc là Tây Lang Thị. Năm 1959, đất làng bị lở, dân chuyển tượng bà Chúa và các đồ tế khí vào ngôi chùa làng dựng ở xóm Nghè. Vào ngày rằm tháng Hai âm lịch, dân làng lại tổ chức giỗ bà Chúa. Năm 2005, ngôi chùa làng dựng lại khang trang, thì người dân không thấy ban thờ và tượng của bà. Gạn hỏi mãi, cuối cùng người ta mới biết, tượng bà đã bị các thợ sơn thếp tưởng là tượng bà Chúa thượng ngàn nên đã chuyển sơn từ màu nâu sang màu xanh. Sau đó, các cụ ở làng đã nêu nhiều chứng cớ xác đáng chứng minh đó là tượng bà Chúa dâu tằm, và nhà chùa đã lập ban thờ bà tại nhà Tổ của chùa.

Nêu vài ví dụ như trên để chứng minh, do chiến tranh và mưa nắng, và cả sự thờ ơ của con người, diện mạo di tích ở các làng quê từ 30 năm về trước có nhiều thay đổi. Khi nhiều ngôi đình, đền, miếu đã sập xệ, các đồ thờ tự sắc phong đều được gửi tại các ngôi chùa làng. Đây là một kho báu vô cùng quý giá giúp chúng ta tìm hiểu các vị Thành hoàng thờ ở đình, miếu. Các vị thần được dân thờ là các anh hùng có công với nước, những người có công khai ấp mở làng, các vị tổ nghề… Đã đến lúc, ngành văn hóa các địa phương cần có kế hoạch bảo quản lâu dài các di vật này. Các vị sư mới được chuyển đến trụ trì tại các ngôi chùa làng cần tìm hiểu kỹ lưỡng sự thờ tự của địa phương, thông qua lời kể của các “già làng”, tìm hiểu các thần tích, sắc phong để gìn giữ các giá trị truyền thống riêng có của mỗi làng. Đó chính là nét riêng độc đáo của mỗi ngôi chùa mà câu ngạn ngữ xưa đã nói. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Giữ nét riêng cho mỗi chùa làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO