Giữ an toàn cho trẻ em trong thời gian giãn cách xã hội

HNM| 26/08/2021 08:11

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Vì thế, những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ, trực tiếp là bố, mẹ, người thân cần quan tâm bảo đảm an toàn cho trẻ em từ những việc nhỏ.

Nhằm hạn chế nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý người lớn nên theo sát trẻ em, không để trẻ đến gần cửa sổ, ban công không có rào chắn, không để trẻ tiếp xúc với ổ cắm điện, vật sắc, nhọn, nước nóng... Với trẻ lớn hơn, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách sử dụng các thiết bị sinh hoạt sao cho an toàn.

Để trẻ không bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần, khi trẻ có lỗi, người lớn tuyệt đối không trừng phạt bằng cách đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm hoặc xa lánh trẻ. Nếu thấy bản thân cáu giận, người lớn hãy dừng lại 10 giây, hít thở chậm một vài lần, rồi dành thời gian nói chuyện với trẻ để tìm hiểu lý do vì sao trẻ mắc lỗi. Sau khi biết lý do, người lớn bình tĩnh phân tích cho trẻ nhận ra cái sai để trẻ không lặp lại. Cùng với đó, người lớn nên đặt ra những quy tắc rõ ràng và giải thích để trẻ hiểu rằng, trẻ nên thực hiện theo quy tắc.

Ngoài ra, các gia đình cần hướng dẫn trẻ em sử dụng internet đúng cách, theo dõi việc sử dụng internet của trẻ, tránh nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng; nhắc nhở trẻ không mở cửa khi bố, mẹ vắng nhà để phòng kẻ xấu xâm nhập...

Đặc biệt, người lớn cần hướng dẫn để trẻ em nắm rõ, khi không may gặp tình huống rủi ro, trẻ không nên chạy vào các không gian nhỏ (tủ, phòng tắm, nhà bếp...); đồng thời tìm cách gọi người trợ giúp. Địa chỉ có thể trợ giúp trẻ em là Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, Trung tâm công tác xã hội các tỉnh, thành phố và các cơ quan có thẩm quyền gần nhất...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Giữ an toàn cho trẻ em trong thời gian giãn cách xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO