Hoạt động hội

Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên

Khánh Quỳnh 15:03 15/05/2024

Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi “Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban chấp hành Hội cùng đông đảo nhạc sĩ hội viên.

Hòa chung không khí đón mừng sinh nhật Bác cùng kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, buổi giới thiệu tác phẩm tháng Năm ưu tiên lựa chọn những tác phẩm liên quan đến chủ đề này. Mỗi tác phẩm đều gửi gắm rất nhiều tâm tư, tình cảm đối với lịch sử, đất nước, con người và đặc biệt là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.

hoi-am-nhac.jpg
Buổi “Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên” thu hút sự tham gia của đông đảo các nhạc sĩ hội viên.

Các tác phẩm được giới thiệu trong tháng Năm gồm: “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” của Văn Thành, “Bác Hồ người là mặt trời chân lý” của Đỗ Văn Khoa, “Mời anh về Điện Biên” của Lê Tiến Hoành, “Về với Điện Biên” của Tào Khánh Hưng, “Điện Biên trong ta” của Ngọc Khuê, “Giữa Điện Biên em hát câu quan họ” của Lê Minh, “Pác Pó chiều nay” của Đặng Nhất Mai, “Màu xanh nhớ Bác” của Văn Đình Công, “Mời anh về thăm Điện Biên” của Nguyễn Mạnh Hồ, “Mùa xuân thăm lại Điện Biên” của Lã Văn Khoa. Các ca khúc được trình bày trực tiếp hoặc phát bản thu âm hoàn chỉnh.

ca-si-lo-thu-huong.jpg
Ca sĩ Lò Thu Hương thể hiện ca khúc "Về với Điện Biên" của tác giả Tào Khánh Hưng.

Sau khi lắng nghe kỹ lưỡng các phần trình bày, các hội viên đã nhiệt tình chia sẻ cảm nhận về 10 ca khúc được giới thiệu, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở sự sáng tạo của nhạc sĩ, phối khí của nghệ sĩ phối khí cũng như giọng hát của ca sĩ. Các nhạc sĩ đều đồng tình những ca khúc được giới thiệu tháng này có ý tưởng hay và quy mô hoành tráng, đúng với tầm vóc của chủ đề.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh – nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội chia sẻ: “Từ chủ đề bất tận và to lớn của dân tộc, các tác phẩm hôm nay đã làm mới mọi thứ đã quen thuộc, phổ vào bản nhạc sự hào hùng của con người hôm nay khi nhìn lại lịch sử với những cảm hứng mới, tình cảm mới và kĩ thuật mới.” Ông đưa ra nhận xét đối với từng tác phẩm và dành sự đánh giá cao với bài hát “Điện Biên trong ta” của tác giả Ngọc Khuê: “Tác phẩm viết về Điện Biên hôm nay với lời ca và cách trình bày hiện đại. Bên cạnh đó, ca khúc là sự kết hợp giữa nhạc nhẹ và nhạc thính phòng, được phối khí rất chắc tay thể hiện rõ trong mỗi lần chuyển đoạn, chuyển điệu. Ngoài ra, ngôn ngữ âm nhạc trong sáng, da diết, nồng nàn cũng là điểm sáng khác của tác phẩm.”

ngoc-ha(1).jpg
Ca sĩ Ngọc Hà trình diễn ca khúc "Mời anh về thăm Điện Biên" của nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Hồ.

Còn nhạc sĩ Vũ Thiết - Ủy viên Hội Âm nhạc Hà Nội đánh giá cao sự nhiệt tình đóng góp của các hội viên. Bên cạnh những quan điểm đồng tình với nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ Vũ Thiết góp ý thêm về ca từ và phần hòa âm của các tác phẩm. Chia sẻ thêm về ca khúc “Mùa xuân thăm lại Điện Biên” của tác giả Lã Văn Khoa, ông nhận định: “Bài hát là sự dịu dàng trong cái hào sảng, hào hùng, được sáng tạo hết sức công phu, thể hiện trình độ cao của người nghệ sĩ trong kỹ thuật hợp xướng, phối bè, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người thưởng thức.”

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, toàn bộ hội viên tham dự cùng tham gia bầu chọn tác phẩm xuất sắc nhất. Kết quả, tác phẩm “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên” của nhạc sĩ Văn Thành đã dành phần thắng chung cuộc. Tác phẩm được phổ từ bài thơ cùng tên của Tố Hữu, được đánh giá là “vừa trữ tình vừa hào sảng”, “bức tranh sống động được khắc họa bằng âm nhạc”.

nhac-si.jpg
Đại diện Ban Chấp hành Hội chụp ảnh kỷ niệm cùng các nhạc sĩ.

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Vệ hào hứng chia sẻ về những cảm nhận của mình: “Buổi giới thiệu hôm nay có thể nói là một bữa tiệc thịnh soạn của âm nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc cũng như sự đa dạng của ngôn ngữ âm nhạc. 10 ca khúc được giới thiệu đều xuất sắc và có cá tính riêng, thể hiện sự thăng hoa của người nghệ sĩ cũng như truyền cảm hứng rất lớn cho các hội viên khác”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tìm giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác mỹ thuật về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới
    Sáng ngày 16/8, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới” với sự tham gia của đông đảo các đại biểu, họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà lý luận phê bình mỹ thuật là hội viên trong hội.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam"
    Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 15/KH-HLH về việc Tổ chức phong trào thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam" (06/01/1946 - 06/01/2026).
  • Hội KTS Hà Nội tổ chức tọa đàm về kinh nghiệm tái thiết đô thị nhìn từ Hàn Quốc
    Chiều 9/8, Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức tọa đàm về “Một số kinh nghiệm trong công tác tái thiết đô thị Seoul - Hàn Quốc”.
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Ngày biển động
    Từ hôm đầu đi công tác đến giờ Hải mới gặp một ngày xấu như vậy, bầu trời đen sì, ở bờ mà gió thổi khá mạnh, Hải với Nam đang đi dạo bộ ở bãi nơi người dân neo đậu tàu thuyền, tiếng loa báo bão vang lên khắp khu âu thuyền, anh nhận ra ông Ngư đang hì hụi chằng neo thuyền...
  • Bão số 3 tại Hà Nội: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn
    Bão số 3 đã đi qua Hà Nội, nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị Thành phố đến cơ sở trong công tác phòng chống bão, Hà Nội đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản do bão số 3 gây ra.
  • Hà Nội ban hành Quy chế trông giữ xe không sử dụng tiền mặt
    Theo quy chế, đối với bãi đỗ xe đang khai thác: Các chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành bãi đỗ xe phải ứng dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe nhằm hạn chế, tiến tới không sử dụng tiền mặt đảm bảo tiêu chỉ 02 không, 01 có (không dùng tiền mặt, không dùng, có biên lai, hóa đơn điện tử kết nối với máy tính tiền, cơ quan thuế).
  • Học sinh 30 trường ở Hà Nội chưa thể trở lại trường trong hôm nay 9/9
    Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh của 30 trường học trên địa bàn chưa thể đi học từ ngày hôm nay 9/9.
Đừng bỏ lỡ
Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO