Giáo sư Vũ Khiêu và tình yêu dành cho Hà Nội

HNM| 12/10/2021 08:32

Giáo sư Vũ Khiêu, một cây đại thụ của đời sống văn hóa - tinh thần Hà Nội vừa mới ra đi. Cùng lòng tiếc thương vô hạn, chúng ta cũng rất đỗi tự hào và biết ơn chân thành đối với một trí tuệ lớn, một tâm hồn lớn, một công dân Hà Nội đích thực, đã có hơn một thế kỷ sống gắn bó cùng Thủ đô. Tình yêu đối với văn hóa và con người Hà Nội đã trở thành một nguồn động lực to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu và sáng tạo của ông.

Giáo sư Vũ Khiêu và tình yêu dành cho Hà Nội
Giáo sư Vũ Khiêu, một cây đại thụ của đời sống văn hóa - tinh thần Hà Nội.

Người làm rõ khái niệm “Văn hiến Thăng Long”

Tôi có may mắn quen biết nhà văn hóa Vũ Khiêu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hồi đó, chúng tôi trân trọng mời ông tham gia vào biên soạn một công trình khoa học lớn của giới văn học, nghệ thuật Hà Nội: “Hình ảnh người Hà Nội trong văn học, nghệ thuật cận và hiện đại”. Đây là một công trình tổng thể của 9 ngành văn học, nghệ thuật Thủ đô, với sự tham gia của Giáo sư Trần Quốc Vượng, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc...; các nhạc sĩ: Phạm Tuyên, Dương Viết Á…; các nhà văn: Tô Hoài, Bằng Việt, Hồ Anh Thái; các kiến trúc sư: Phạm Cao Nguyên, Trần Hùng...; các nhà nghiên cứu: Lâm Tô Lộc, Tiến sĩ Trần Đình Ngôn...; các nhà nhiếp ảnh: Lê Cường, Hoàng Kim Đáng; các nhà điện ảnh: Đào Trọng Khánh, Đan Thiết Thụ... Công trình được một Hội đồng phản biện do Giáo sư, Tiến sĩ Đình Quang làm Chủ tịch, được đánh giá đạt mức nghiệm thu xuất sắc.

Giáo sư Vũ Khiêu là người viết bài Tổng luận cho tập sách, tổng kết toàn bộ công trình với rất nhiều nhận định mới mẻ và sắc sảo, không đi sâu vào từng nhánh của công trình, mà tập trung đi sâu vào tính chất con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời đại; đồng thời nhấn mạnh tính chất “địa linh, nhân kiệt” của mảnh đất kinh kỳ, nơi hội tụ, tinh lọc và lan tỏa mọi giá trị văn hóa, mọi nhân vật anh hùng hào kiệt bốn phương rồi lại làm hạt nhân tỏa đi, phát huy thế mạnh cho cả nước.

Tôi nhớ, hồi ấy khái niệm “Văn hiến Thăng Long” mới được Giáo sư Trần Quốc Vượng và nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đi sâu nghiên cứu, nhưng có lẽ phải đến Giáo sư Vũ Khiêu thì khái niệm này mới hoàn chỉnh. Ông cũng đã bỏ ra gần 10 năm để chuyên nghiên cứu về “Văn hiến Thăng Long” và “Tính cách và sự phát triển tinh thần và tâm linh người Hà Nội”.

Khi bàn về tính cách người Hà Nội, bản Tổng luận của Giáo sư Vũ Khiêu cũng lần đầu tiên đưa ra 3 chuẩn mực, đó là: Văn minh, thanh lịch, hiện đại. Ba tiêu chí này sau đó đã được phổ biến rộng rãi, làm tiêu chí cho các bản quy ước về nền nếp ứng xử văn hóa người Hà Nội. Sau này, có lẽ người ta thấy rằng, dùng hai từ “văn minh, thanh lịch” cũng đã đủ nghĩa, nên đã bớt đi từ “hiện đại”.

Một tính cách bình dị, khiêm tốn, hòa đồng

Trong mọi suy nghĩ mực thước và mang tính tổng hòa cao của Giáo sư Vũ Khiêu, chúng ta bắt gặp một tính cách rất bình dị, khiêm tốn, hòa đồng với mọi người. Giáo sư còn rất sôi nổi tham gia vào các hoạt động xã hội rộng lớn khác. Chẳng hạn, khi một nhóm anh, chị em sáng tác thơ lục bát và thơ Đường luật mời Giáo sư Vũ Khiêu tham dự hội thảo, ông rất vui vẻ đến dự và phát biểu những cảm nhận sâu sắc của mình về hai thể thơ nhiều “duyên nợ” này trong truyền thống của thơ ca dân tộc. Thậm chí, ông còn tài trợ, giúp đỡ Ban tổ chức.

Khi nhận làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học cho dự án lớn của Thành ủy Hà Nội là “Tủ sách 1000 năm Thăng Long” với trên 100 đầu sách, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giáo sư Vũ Khiêu đã thể hiện tinh thần làm việc say mê và tận tụy hiếm có, một trí tuệ minh mẫn phi thường, khi phải họp đều đặn với hội đồng, đánh giá cụ thể từng đầu sách cùng hàng trăm giáo sư, các nhà khoa học, nhà quản lý... để đưa được dự án lớn này đi tới thành công và xác nhận giá trị khoa học có chất lượng cao của cả “Tủ sách 1000 năm Thăng Long”. Bản thân tôi từng có những kỷ niệm không thể quên khi tham gia làm chủ biên 2 tập “Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ” dày trên 2.000 trang khổ lớn. Giáo sư Vũ Khiêu đã có những lời khuyên rất thiết thực và sâu sát về tiêu chí chọn lựa tác giả, nhất là các tác giả cổ điển, cách nhận định các bài thơ Hán - Nôm từ xa xưa. Hay khi tôi chọn lựa một đề tài rất khó là “Kẻ sĩ Thăng Long”, để nhận làm một tập sách chuyên khảo về tầng lớp trí thức Thăng Long xưa, Giáo sư Vũ Khiêu đã động viên tôi chân tình, đồng thời có những chỉ dẫn về phương pháp, để dễ đi vào kho tàng Hán Nôm ở những khu vực nào, nhằm có được những tư liệu quý hiếm nhất về “kẻ sĩ” mọi thời, nhất là đặc thù của họ qua các triều đại Lý, Trần, Lê.

... Hôm nay, tiễn người thầy của nhiều thế hệ đã vừa theo cánh hạc lên tiên, tôi mãi mãi ghi nhớ phẩm chất cao quý mà giản dị của ông, một trí thức chân chính, một công dân Hà Nội đầy cốt cách tài hoa, một vị anh hùng trên diễn đàn văn hóa của thời kỳ đổi mới, sẽ còn lưu lại lâu dài trong tâm trí mọi người!

(0) Bình luận
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
    Đối với việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên địa bàn huyện Đông Anh, Bí thư Huyện uỷ Đông Anh Lê Trung Kiên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện Chỉ thị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Giáo sư Vũ Khiêu và tình yêu dành cho Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO