Đời sống văn hóa

Giang Cao (Bát Tràng): Nhộn nhịp chuẩn bị lễ hội đình Làng truyền thống

TH&CL 18:48 11/03/2025

Cứ vào dịp Rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, người dân làng Giang Cao, xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống tại đình làng. Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm người dân địa phương phục dựng lễ hội truyền thống này.

Bảng cáo yết kỷ niệm 30 năm phục dựng lễ hội truyền thống tại đình làng Giang Cao (Bát Tràng).

Du khách tới xã Bát Tràng vào những ngày này, có thể cảm thấy rõ không khí tấp nập chuẩn bị hội làng của người dân Giang Cao. Đặc biệt tại đây, du khách có thể tham gia các hoạt động vui chơi của hội làng, được sống trong không khí hội làng đầu năm đầy khởi sắc và vui nhộn. Năm nay, hội làng được tổ chức vào ngày 14/3 (tức ngày 15 tháng Hai năm Ất Tỵ).

Hình ảnh đoàn rước kiệu hàng năm.

Lễ hội đình làng Giang Cao được lưu truyền từ đời này sang đời khác, hàng ngàn năm nay đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con dân. Đây cũng là dịp để những người con công tác lập nghiệp xa quê hương, được đoàn viên sum họp với gia đình dòng họ trên quê cha đất mẹ. Đó cũng là nét văn hóa truyền thống, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam.

Đội múa cờ tại lễ hội đình làng Giang Cao

Theo ông Đặng Sơn Hải - Trưởng ban đại diện quản lý di tích Đình làng Giang Cao cho biết: “Lễ hội gồm các phần tế lễ theo phong tục truyền thống như Lễ rước nước, Lễ rước hội đồng, Lễ tế hội đồng, Lễ rước hoàn cung và lễ tạ… cùng các trò chơi dân gian nhằm thu hút đông đảo nhân dân trong làng và khách thập phương tham dự. Khi khai hội xong thì đoàn rước nước sẽ đi vòng quanh làng, khi đến chùa Tiêu Dao thì bắt đầu xuống sông, ngược sông Hồng khi đến đoạn tiếp giáp với sông Đông Dư đoàn sẽ múc nước. Sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển đến phần cuối tiếp giáp với làng Bát Tràng để múc tiếp nước rồi quay lại đình để kết thúc nghi thức này”.

Xin nước và rước nước Thánh tại lễ hội đình làng Giang Cao
Hình ảnh xin nước và rước nước Thánh tại lễ hội đình làng Giang Cao hàng năm.

Phần Lễ của hội làng diễn ra vào ngày 15 với nghi thức rước kiệu, cũng là thời điểm để nhân dân cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến. Điều đặc biệt là khi rước kiệu, kiệu sẽ quay chứ không đi theo một đường nhất định, theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết: "Khi Thánh ngồi trên kiệu thì kiệu sẽ nặng còn khi Thánh bay thì kiệu nhẹ và quay".

Nghi thức rước kiệu của Hội làng Giang Cao.

Ngoài phần Lễ, phần hội có các trò chơi dân gian, văn nghệ, giao lưu thể thao giữa các thôn như "Hội thi tiếng hót chim Chào mào" đã thu hút được rất đông người tham gia hay thi trọi gà, tổ tôm, cờ tướng, cờ người, tiết mục bắn pháo hoa,..

Hình ảnh các môn thi cờ tướng và một số trò chơi giải trí tại lễ hội đình làng Giang Cao (Bát Tràng) hàng năm.

Kế hoạch tổ chức lễ hội đình làng Giang Cao (Bát Tràng) và Tuần lễ Du lịch Bát Tràng năm 2025 được xây dựng đảm bảo mục đích đề ra. Đó là thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa”, “Quốc thái dân an”, “Dân sinh an lành hạnh phúc", “Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”; Người dân cũng tiến hành tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng, lòng biết ơn, tri ân công đức các bậc tiền nhân tiên tổ.

Hình ảnh đoàn rước kiệu hàng năm.

Đây là hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt lễ hội; đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của Nhân dân trên địa bàn. Lễ hội cũng nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng phát triển giàu đẹp văn minh. Thông qua lễ hội, Bát Tràng kì vọng quảng bá và thu hút Nhân dân, du khách đến lễ, dâng hương, tham quan lễ hội đình làng Giang Cao nhằm quảng bá “Điểm du lịch Bát Tràng” tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Với ý nghĩa đó, các hoạt động của lễ hội đảm bảo được diễn ra an toàn, thiết thực, hiệu quả, thu hút đông đảo Nhân dân và khách du lịch tham gia. Các thôn tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường trước, trong, sau các ngày và tại các địa điểm diễn ra sự kiện lễ hội. Những ngày gần đây, Nhân dân nô nức cùng nhau chuẩn bị các phần việc để lễ hội diễn ra tốt đẹp. Điều đó tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư và văn hóa lễ hội được nâng cao trong thời hiện đại, tạo nên nét đặc sắc của một lễ hội làng nghề truyền thống lâu đời bên bờ sông Hồng. Lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Bát Tràng tiếp tục quan tâm đến việc phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; an toàn đường thủy khi thực hiện nghi lễ cấp thủy; đồng thời kiểm tra sát sao an toàn vệ sinh thực phẩm... để lễ hội được diễn ra vui tươi trọn vẹn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Giang Cao (Bát Tràng): Nhộn nhịp chuẩn bị lễ hội đình Làng truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO