Nhịp sống Hà Nội

Giá cây cảnh giảm sâu ngày 30 Tết

Đình Vũ 09/02/2024 12:44

Sáng 30 Tết, khảo sát của phóng viên Tạp chí Người Hà Nội tại nhiều chợ cây cảnh trên địa bàn Hà Nội như: Lạc Long Quân (Tây Hồ), đường Láng (Đống Đa), Tố Hữu (Hà Đông), Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ (Nam Từ Liêm), Đông Anh, Sóc Sơn,…. cho thấy mặt hàng cây cảnh chơi Tết đã giảm giá ở mức kịch sàn.

dsc03775.jpg
Cảnh thưa vắng khách tại chợ hoa đào trên đường Lạc Long Quân sáng 30 Tết.

Do sức mua giảm mạnh nên từ sáng 8/2 (29 Tết) một số mặt hàng hoa, cây cảnh đồng loạt giảm giá sâu. Đến sáng 9/2 (30 Tết) mức giảm đã mức lịch sàn, nhiều nơi đã treo biển xả hàng đồng giá để nghỉ Tết.

Sức mua kém thể hiện rõ trong những ngày cận Tết khi nhiều loại cây cảnh phải treo biển giảm giá sớm. Anh Nguyễn Mạnh Cường, một người bán hoa đào trên phố Lạc Long quân cho biết, từ sáng 29 Tết, ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ Tết, thấy người mua vắng trong khi anh vẫn còn đến gần 100 cành đào huyền nên quyết định phải giảm giá. Những cành đào huyền ngày thường chào bán với mức giá 1 triệu đồng giờ chỉ còn 600.000 đồng, thậm chí là 500.000 đồng. Những cành nhỏ hơn thì đến trưa 29 Tết anh đã treo biển bán đồng giá 200.000 đồng. Những cành đào mini giá bán chỉ còn khoảng 30.000 - 50.000 đồng/ cành.

dsc03463.jpg
Địa điểm bán mai vàng Bình Định trên phố Tố Hữu (Vạn Phúc, Hà Đông) của anh Nhựt cũng vắng khách mua.

Đưa mai vàng từ Bình Định ra Hà Nội, anh Đào Minh Nhựt chủ một nhà vườn bán mai trên phố Tố Hữu (Vạn Phúc, Hà Đông) cho biết năm nay lượng mai bán ra chỉ bằng nửa những năm khác trong khi giá mai đã được điều chỉnh thấp hơn. Đến sáng 30 Tết thì những cây mai có giá niêm yết trên 3.000.000 đồng đều được giảm xuống còn từ 2.000.000 đồng, những cây nhỏ hơn thì đồng giá 1.000.000 đồng nhưng người mua cũng vẫn rất vắng.

z5147915550956_1ccc1df7717db734403f47ac903773ba.jpg
Những cây mai vàng có giá niêm yết hơn 2.000.000 đồng giờ giảm chỉ còn 999.000 đồng/ 1 cây tại Sóc Sơn.

Các quận, huyện ngoại thành thị trường cây cảnh cũng tương tự. Khảo sát tại huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh giá các loại hoa đào, quất cảnh, mai cũng đã giảm kịch sàn. Số lượng còn nhiều lại vắng khách mua nên một địa điểm bán đào và mai lớn nhất huyện Sóc Sơn đã treo biển bán đồng giá. Những gốc mai và đào có giá niêm yết trên 2.000.000 đồng giờ đồng loạt giảm giá chỉ còn ở mức 999.000 đồng/ cây, nhất chi mai (mai trắng) đồng giá chỉ còn 499.000 đồng/ cây.

z5147931239140_69a98802e296c29f6a349eaf3baf8b4a.jpg
Giá quất cảnh đã giảm sâu và còn tiếp tục giảm trong ngày hôm nay.

Quất cảnh là mặt hàng còn nhiều nhất tại các chợ cây cảnh Tết, những chậu quất mini cách đây 1 tuần được chào bán với mức giá 300.000 đồng/ chậu giờ giá chỉ còn từ 80.000 – 100.000 đồng. Những cây quất lớn được trồng vào chum sành có giá bán ban đầu khoảng 2.000.000 đồng thì giờ khách hàng có thể mua được với giá từ 700.000 – 1.000.000 đồng. Nhiều người buôn cho biết giá cây cảnh Tết sẽ còn tiếp tục giảm đến cuối giờ chiều nay, thời điểm tất cả các chợ cây cảnh đều dừng hoạt động để chuẩn bị đón năm mới Giáp Thìn.

Bài liên quan
  • Làng hoa, cây cảnh rộn ràng vào vụ Tết
    Những ngày này, người dân tại làng hoa, cây cảnh ở các quận, huyện như: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Ba Vì... đang tất bật chăm sóc cây phục vụ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Mọi người đều hăng say với công việc để đưa ra thị trường những chậu hoa, cây cảnh đẹp nhất phục vụ người dân, đồng thời tăng thu nhập cho gia đình.
(0) Bình luận
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Đậm đà sắc màu văn hóa xứ Đoài - Hà Nội từ “Trung thu làng cổ”
    Tối 31/8, chương trình “Trung thu làng Cổ” năm 2024 được UBND xã Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) tổ chức nhằm mang đến cho các em thiếu nhi trên địa bàn xã một Tết Trung thu vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là chương trình trong chuỗi hoạt động của địa phương hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Nghề ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2316/QĐ-BVHTTDL, công nhận Nghề ướp trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Tây Hồ đã sẵn sàng cho lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ khai mạc tối nay, 12/7. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được gấp rút hoàn thành để chào đón du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
  • Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường qua các sản phẩm nghệ thuật từ vật liệu tái chế
    Nhằm tạo một sân chơi an toàn, bổ ích cho các em nhỏ trong dịp hè, Thư viện yêu thương (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động thu hút các bạn nhỏ tham gia. Chủ đề của các hoạt động tập trung vào xây dựng văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,…
  • “Suất ăn 0 đồng”: Hoạt động nhân văn, ý nghĩa tiếp sức mùa thi
    Nằm trong chuỗi các hoạt động tiếp sức cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trung Giã phối hợp với các cá nhân, hộ gia đình tại Phố Nỷ (xã Trung giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức hàng trăm “suất ăn 0 đồng” phục vụ thí sinh, người nhà và các thành viên tham gia công tác tình nguyện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Trung Giã.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Hà Nội: Báo động lũ trên sông Bùi, sông Tích
    Hiện tại mực nước sông Bùi, sông Tích đang lên nhanh đáng báo động, cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm khi lũ lên cao gây sạt lở đất ở vùng ven sông, nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất,...
  • [Podcast] Nhà hát Lớn Hà Nội - Nơi hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử
    Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Nhà hát Lớn Hà Nội là Di tích kiến trúc và lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia. Nơi đây gắn liền với Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là nơi đã vang lên hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vào 15 giờ ngày 10/10/1954 trước khi hàng vạn người dân Thủ đô hướng về Cột cờ Hà Nội để thực hiện nghi lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng.
Đừng bỏ lỡ
Giá cây cảnh giảm sâu ngày 30 Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO