Gần một thập kỷ nghĩa tình hạt gạo nuôi trò

Ký sự của Thanh Luận| 24/10/2017 15:37

Người Bahnar ở Kon P’Ne thường nói “ta cần hạt gạo để no bụng, mạnh tay, mạnh chân để lên nương, rẫy nhưng cũng rất cần cái chữ để cái đầu biết nghĩ, biết làm”. Thấu hiểu nỗi lòng của các học sinh Bahnar từ “ốc đảo” đã từng có người vì nghèo mà phải bỏ học, các thầy cô giáo Trường THPT Lương Thế Vinh, thị trấn Ka Nat, huyện K’Bang (Gia Lai) đã và đang chắt chiu từng hạt gạo giúp các em nuôi lớn ước mơ…

Gần một thập kỷ nghĩa tình hạt gạo nuôi trò
Đinh Văn Ủi và Đinh Thanh Oăi - những cậu học sinh đầu tiên được mở đầu cho phong trào góp gạo nuôi trò của các giáo viên huyện K’Bang.

Vun đắp từng ước mơ bình dị

Xã Kon P’Ne, huyện K’Bang suốt nhiều năm qua vẫn được xem là như một “ốc đảo” chất chứa đầy khó khăn, vất vả trên vùng đất Tây Nguyên. Mỗi năm học mới, số học sinh người Bahnar từ Kon P’Ne ra thị trấn Ka Nat để học cấp III chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Gần 10 năm về trước, toàn xã Kon P’Ne chỉ có 2 học sinh Thôn II đang theo học cấp III tại trường THPT Lương Thế Vinh là Đinh Văn Ủi và Đinh Thanh Oăi. Các em được đồng bào Bahnar xã Kon P’Ne hy vọng sẽ mang “cái chữ” – sự hiểu biết về phục vụ bà con buôn làng…

Gần một thập kỷ nghĩa tình hạt gạo nuôi trò


Dù rất nhiều khó khăn, các học sinh đồng bào Bahnar, xã Kon P’Ne, huyện K’Bang vẫn đam mê con chữ.

Song, vốn xuất thân từ gia cảnh nghèo khó nên hành trình đến với “cái chữ” của Đinh Văn Ủi và Đinh Thanh Oăi chứa đựng bao nhiêu khó nhọc. Mỗi tuần, 2 em muốn đến trường học phải vượt một quãng đường rừng dài hơn 92 km qua các xã Sơ Pai, Sơn Lang, xã Hiếu… trơn trượt vào mùa mưa, hanh khô mịt mù bụi đỏ vào mùa khô… để đến được lớp học.

Theo em Đinh Văn Ủi: “Chúng em hay dặn nhau cùng “tiết kiệm sức” vào mỗi thứ sáng thứ 7 hàng tuần để về làng và ra trường ngay vào sáng hôm sau. May mắn lắm chúng em mới gặp dịp quá giang, xin đi nhờ xe các cô, chú bán hàng trong xã.”.

Gần một thập kỷ nghĩa tình hạt gạo nuôi trò


Tại nhiều xã vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai, học sinh nhiều lúc phải lội suối đến lớp học.

Có lẽ vì thế, em Ủi và Oăi thường nghỉ học vào sáng thứ 2 hàng tuần do quá mệt mỏi trong suốt chặng đường dài …

Nhưng rồi tình yêu cái chữ cũng không thể vượt qua hoàn cảnh gia đình. Cả nhà Đinh Văn Ủi có tới 4 người con đều đang đi học nên anh Đinh A S’Ruih và chị Đinh H’Nglanh (bố, mẹ em Đinh Văn Ủi) mặc dù suốt ngày lên rẫy, tất bật với công việc nhưng vẫn không đủ nuôi 6 miệng ăn. Cả hai gia đình Đinh Văn Ủi và Đinh Thanh Oăi thường giáp mặt với cái đói, cái rét khi giáp hạt.

Quá thương bố mẹ, các em đành bỏ học về  làng …                  

Nghĩa tình hạt gạo nuôi trò

Được tin em Đinh Văn Ủi và Đinh Thanh Oăi bỏ học, nhiều giáo viên trong Trường PTTH Lương Thế Vinh đến tận gia đình vận động các em đi học. Gia đình các em sẵn lòng để con trở lại trường. Để giúp các em vượt qua khó khăn, các thầy cô giáo nảy ra sáng kiến cùng chung tay “góp gạo nuôi trò” với phương châm “có gạo góp gạo, có bút góp bút”. Tất cả cùng chung sức để giúp các em có điều kiện thực hiện ước mơ bình dị của mình là mang hiểu biết, mang “cái chữ” về phục vụ bà con đồng bào Bahnar. Một nguồn quỹ tự giác của những thầy cô đứng trên bục giảng gom góp phục vụ học sinh nghèo cũng bắt đầu từ đấy.

Gần một thập kỷ nghĩa tình hạt gạo nuôi trò


Một gian lều dựng tạm của học sinh đồng bào Bahnar theo học cấp 3.

Trước sáng kiến đầy nghĩa tình này, gần10 năm qua tất cả giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh đề nồng nhiệt hưởng ứng phong trào “góp gạo nuôi trò”. Ngay sau khi nhận lương, các thầy cô giáo không ai bảo ai đều tự nguyện “góp quỹ nuôi trò” tuỳ theo khả năng của mình. Với số tiền gom góp được này, hàng tháng mỗi em được chu cấp gạo, bút, vở cùng những vật dụng sinh hoạt thiết yếu khác…

Thầy Hoàng Hồng Quân tâm sự: “Việc nhà trường tổ chức quyên góp gạo nuôi các em học sinh  Kon P’Ne  là điều mà tôi cảm thấy có ý nghĩa nhất trong  cuộc đời làm nhà giáo của mình…”.

Suốt gần một thập kỷ qua, những đóng góp ngoài công tác chuyên môn thầm lặng của của thầy cô giáo trường PTTH Lương Thế Vinh, huyện K’Bang đã, đang và sẽ tiếp tục chắt chiu từng hạt gạo tràn ngập tình nghĩa thầy – trò đối với học sinh thân yêu.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Gần một thập kỷ nghĩa tình hạt gạo nuôi trò
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO