Dương Văn Lượng

Dương Văn Lượng| 11/09/2020 22:01

Sinh năm 1951, hiện sống và viết tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Tác phẩm thơ đã xuất bản: “Khoảng lặng” (2017), “Miền ký ức” (2018), “Hoa sóng” (2019), “Tự thức” (2020), “Qua miền tối sáng” (2020) .

Dương Văn Lượng

Chào mào gọi sáng lúc nửa đêm 

Bỗng tiếng chim hót ở ngoài hiên
Con chào mào nhà tôi gọi sáng
Như ngày xưa gọi người ra đồng
Gọi bình minh một thời xa lắm.

Đường phố vẫn đèn
Không gian tĩnh lặng
Con chào mào gọi theo thói quen
Như tổ tiên mặc định.

Chẳng còn ý niệm thời gian
Không biểu tượng đồng quê bay lượn
Đồng quê thành cổ tích
Bay lượn thành xa xăm.

Mấy lần được phóng sinh 
Vẫn quay về lồng cũ
Rối loạn bản năng loài
Lỗi lập trình giấc ngủ.

Con chào mào đổi thay tập tính
Gọi sáng lúc nửa đêm.

Tình trăng

Trăng vàng dát bạc dòng sông
Giọt sương vương nặng 
bóng lồng chân đê
Đường khuya 
em gánh trăng về
Để quên đầu hè 
trăng bỏ xuống ao
Vội vàng đem rá ra chao
Hỡi ôi! Trăng đã thành sao trên trời...

Này xuân

Bừng tỉnh giấc đông 
Cây mùa thay lá 
Búp non mở mắt gọi nhau. 

Níu giữ tháng Ba
Đất trời bung lụa
Đánh thức sắc màu ngái ngủ
Dùng dắng bước người.

Tôi thấy một dòng sông 
lặng lẽ trong rễ sâu lòng đất
trong thân già trụi lá đứng chơ vơ 
gồng lưng mưa đá sấm trái mùa 
bụi đỏ khói đen công trường xây dựng
đầy lên nhựa sống nảy xuân.

Người mẹ chắt chiu dòng sữa ngọt
Tấu khúc nhạc nền.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương
    Có đôi lúc tôi nghĩ, con người ta phải sống bao nhiêu cuộc đời mới đi hết được chiều dài thời gian, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ lịch sử của cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, một cây cầu chạm vào ba thế kỷ. Cầu giống như con rồng khổng lồ uốn lượn trên cao với từng lớp vẩy thép đan xen, ngày đêm lặng lẽ bảo vệ người dân qua lại nơi dòng nước chảy xiết. Cây cầu ấy mang tên Long Biên, cây cầu bắc qua miền yêu thương.
  • Trưng bày “Bút sắc, lòng son”: Tái hiện tinh thần, khí phách của người chiến sĩ cộng sản
    Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức. Trưng bày diễn ra đến hết ngày 31/8/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
  • Phố Hàng Buồm - Không gian di sản giữa lòng thành phố sáng tạo
    Nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Buồm không chỉ là nơi lưu giữ những di sản quý giá của Thăng Long xưa mà còn là minh chứng sinh động cho sự hòa quyện giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh thành phố đang vươn mình trở thành đô thị sáng tạo. Giữa dòng chảy hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, Hàng Buồm trở thành một mô hình điển hình cho việc phát huy giá trị di sản để hướng tới phát triển bền vững, vừa gìn giữ cốt cách văn hóa, vừa mở ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
  • Phường Tùng Thiện: Lan tỏa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
    Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 27/7/2025), Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tùng Thiện (TP. Hà Nội) đã, đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tri ân người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách, qua đó lan tỏa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Shophouse Thương phố Vinhomes Wonder City: Đón trọn sinh khí, đón đầu cơ hội tăng giá tại Tây Hà Nội
    Nằm ngay trên các trục giao thương huyết mạch, dòng shophouse Thương phố 120m² tại Vinhomes Wonder City không chỉ đón trọn vượng khí từ vị thế phong thuỷ hiếm có mà còn là tài sản chiến lược cho nhà đầu tư muốn tích luỹ giá trị bền vững và khai thác thương mại dài hạn tại Tây Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Dương Văn Lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO