Đường Nguyễn Đức Thuận, huyện Gia Lâm, Hà Nội

11/04/2018 16:59

Từ đường Nguyễn Văn Linh, ngã ba quốc lộ 5 (đường 1B đi Lạng Sơn) đến ngã ba phố mới Kiên Thành - Trâu Quỳ (lối rẽ vào Khu công nghiệp vừa và nhỏ huyện Gia Lâm). Vốn là một đoạn của quốc lộ 5, nay thuộc thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.

Đường Nguyễn Đức Thuận dài 3.000m, rộng 25m.

Đường Nguyễn Đức Thuận, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Tên đường mới đặt tháng 8/2005.

Nguyễn Đức Thuận (1916-1985) tên thật là Bùi Phong Tư, quê xã Bản Ngữ, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, lớn lên ra Hà Nội tham gia phong trào công nhân. Từ năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương là bí thư chị bộ, Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội, đặc trách phong trào công nhân. Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Cuối năm 1940, ông bị địch bắt, kết án khổ sai và bị đày đi nhà tù Sơn La, Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945), ông cùng một số cán bộ kháng chiến khác được trở về đất liền. Sau đó, ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thù Dầu Một, rồi tham gia Xứ ủy Nam Bộ.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông kiêm giữ chức Bí thư Khu ủy khu VII, Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Trưởng ban Mặt trận của Xứ ủy, Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Nam Bộ. Từ năm 1951-1955, ông hoạt động bí mật trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn; tháng 7/1956 bị Mỹ - ngụy bắt giam và đày ra Côn Đảo. Kẻ thù đã dùng nhiều phương tiện tra khảo rất dã man, nhưng trước sau ông vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản chân chính và bảo vệ được cơ sở Đảng. Năm 1964, ra tù, ông được tổ chức bố trí đưa ra vùng tự do, được phân công nhiều công tác quan trọng của Đảng, Mặt trận, Công Đoàn.

Từ 1980-1985, ông là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Ông còn là đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI, Ủy viên Hội đồng nhà nước, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam của hai kỳ Đại hội IV (12/1976) và V (3/1982). Nguyễn Đức Thuận là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất, một nhà hoạt động công đoàn ưu tú và hết sức trung thành vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ thiết thực, trang trọng, hiệu quả
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Đừng bỏ lỡ
Đường Nguyễn Đức Thuận, huyện Gia Lâm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO