Đường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

18/10/2017 11:32

Từ đầu dốc Cẩm, đê tả ngạn sông Hồng, chạy dọc thị trấn Gia Lâm cũ. Nay là phường Ngọc Lâm, đường chạy song song với đường Nguyễn Văn Cừ, đến ngã ba chỗ cây xăng gặp đường Nguyễn Văn Cừ ở gần Cầu Chui - Gia Lâm.


Đường Ngọc Lâm dài 2.500m, rộng 12m.

Đường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Ngọc Lâm tên nôm là Cầu Cá - một thôn của xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, sau cắt đất làm thị trấn Gia Lâm.

Nay thuộc phường Ngọc Lâm, quận Long Biên (kể từ năm 2004).

Tên đường được đặt tháng 7/1999.

Nguyên giữa thế kỷ XIX là xã Ái Mộ, tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Trước đó đây là xã Lâm Hạ. Đầu thế kỷ XIX xã Lâm Hạ tách ra làm hai: Lâm Hạ, Ái Mộ xã và Lâm Hạ Phú Hựu xã (xã Phú Hựu sau đổi thành Phú Viên).

Trước đây từ ngã ba với phố Long Biên I và II đến giữa thị trấn gọi là phố Ái Mộ, đoạn tiếp đến vườn hoa gọi là phố Ngọc Lâm. Nay kéo dài thêm đoạn đầu từ dốc Cẩm và đoạn cuối đếnngã ba cây xăng, thống nhất gọi là đường Ngọc Lâm. Đường này đi xuyên qua hai làng cổ là Ái Mộ và Ngọc Lâm. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tăng cường giao lưu hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2025-2027
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • [Infographic] Kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
    Theo chi Cục thống kê thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2025 kinh tế - xã hội TP. Hà Nội diễn ra diễn ra trong bối cảnh cùng cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức-bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp... Trong bối cảnh này, kinh tế - xã hội TP. Hà Nội vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, đạt được nhiều thành quả trong các lĩnh vực...
  • Thành lập 126 Ban Quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng cấp xã, phường sau sắp xếp
    UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 30/6 về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng trực thuộc UBND xã, phường sau sắp xếp trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.
Đừng bỏ lỡ
Đường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO