Đường Kiêu Kỵ, huyện Gia lâm, Hà Nội.

29/08/2017 09:11

Đường Kiêu Kỵ dài 3.000m, rộng 8 - 10m. Từ đường tiếp giám Quốc lộ 5 (địa phận xã Kiêu Kỵ) đến hết địa phận huyện Gia Lâm. Đất xã Dương Xá và Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.


Đường Kiêu Kỵ dài 3.000m, rộng 8 – 10m.


Đường Kiêu Kỵ, huyện Gia lâm, Hà Nội.

 Từ đường tiếp giám Quốc lộ 5 (địa phận xã Kiêu Kỵ) đến hết địa phận huyện Gia Lâm. Đất xã Dương Xá và Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

Tên đường mới đặt tháng 8/2005.

Kiêu Kỵ  còn có tên nôm là Cầu Cậy. Vốn là Thái ấp nhà Trần ban cho Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII) – Tùy tướng của Phạm Ngũ Lão. Trước năm 1945 là xã Kiêu Kỵ, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Sau là thôn thuộc xã Tân Hưng. Năm 1965 đổi lại là xã Kiêu Kỵ. Làng thờ nàng Quốc, tướng của Hai Bà Trưng và Nguyễn Chế Nghĩa. Cuối thế kỷ XIX có trường chữ Nho của Nguyễn Quý Trị gọi là tràng Kiêu Kỵ.

Kiêu Kỵ là làng cổ có 2 nghề thủ công truyền thống là dát vàng và làm mực Nho bằng keo da trâu. Nơi đây cũng là nơi đang thờ bài vị của Tổ nghề dát vàng bạc – Tiến sĩ Nguyễn Đức Trinh. Ông làm đến chức Binh bộ Tả thị lang trực học sĩ. Trong một lần đi sứ Trung Quốc, ông đã học được ở Yên Kinh nghề dát vàng, bạc, còn gọi là nghề làm bạc quỳ, vàng quỳ đem về truyền lại cho dân làng. Đây là một nghề độc đáo, truyền thống nổi tiếng của người Kiêu Kỵ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô
    Chiều 18/11, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiện trạng quy định pháp luật và đề xuất, kiến nghị giải pháp chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Quận Hoàn Kiếm tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
    Chiều 18/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024; chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024) và kỷ niệm 70 năm thành lập Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954-2024).
Đừng bỏ lỡ
Đường Kiêu Kỵ, huyện Gia lâm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO