Đường Kiêu Kỵ, huyện Gia lâm, Hà Nội.

Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 09:11, 29/08/2017

Đường Kiêu Kỵ dài 3.000m, rộng 8 - 10m. Từ đường tiếp giám Quốc lộ 5 (địa phận xã Kiêu Kỵ) đến hết địa phận huyện Gia Lâm. Đất xã Dương Xá và Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

Đường Kiêu Kỵ dài 3.000m, rộng 8 – 10m.


Đường Kiêu Kỵ, huyện Gia lâm, Hà Nội.

 Từ đường tiếp giám Quốc lộ 5 (địa phận xã Kiêu Kỵ) đến hết địa phận huyện Gia Lâm. Đất xã Dương Xá và Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.

Tên đường mới đặt tháng 8/2005.

Kiêu Kỵ  còn có tên nôm là Cầu Cậy. Vốn là Thái ấp nhà Trần ban cho Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII) – Tùy tướng của Phạm Ngũ Lão. Trước năm 1945 là xã Kiêu Kỵ, tổng Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Sau là thôn thuộc xã Tân Hưng. Năm 1965 đổi lại là xã Kiêu Kỵ. Làng thờ nàng Quốc, tướng của Hai Bà Trưng và Nguyễn Chế Nghĩa. Cuối thế kỷ XIX có trường chữ Nho của Nguyễn Quý Trị gọi là tràng Kiêu Kỵ.

Kiêu Kỵ là làng cổ có 2 nghề thủ công truyền thống là dát vàng và làm mực Nho bằng keo da trâu. Nơi đây cũng là nơi đang thờ bài vị của Tổ nghề dát vàng bạc – Tiến sĩ Nguyễn Đức Trinh. Ông làm đến chức Binh bộ Tả thị lang trực học sĩ. Trong một lần đi sứ Trung Quốc, ông đã học được ở Yên Kinh nghề dát vàng, bạc, còn gọi là nghề làm bạc quỳ, vàng quỳ đem về truyền lại cho dân làng. Đây là một nghề độc đáo, truyền thống nổi tiếng của người Kiêu Kỵ.