Đường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

28/08/2017 09:03

Đường Khương Đình dài 1.400m. rộng 8-10m. Từ đường Nguyễn Trãi rẽ vào, đi dọc theo bờ tây sông Tô Lịch đến Nhà máy nhựa Đại Kim, nối với đường Kim Giang.

Đường Khương Đình dài 1.400m. rộng 8-10m.

Đường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Từ đường Nguyễn Trãi rẽ vào, đi dọc theo bờ tây sông Tô Lịch đến Nhà máy nhựa Đại Kim, nối với đường Kim Giang.

Đất xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, gồm ba thôn: Thượng Đình, Khương Hạ, Hạ Đình (vốn là ba làng của tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín). Sau nhập vào nội thành một phần thuộc quận Đống Đa, thành phường Thượng Đình. Tháng 1/1997 nhập nốt phần còn lại và điều chỉnh với một số phường của Đống Đa để thành lập ra các phường Khương Đình, Khương Trung, Hạ Đình, Khương Mai, thuộc quận Thanh Xuân.

Tên đường được đặt tháng 10/1988.

Khương Đình vốn là tên một xã có từ đầu đời Gia Long, gồm ba thôn Thượng, Trung, Hạ. Tên xã này còn được dùng để gọi một tổng thuộc huyện Thanh Trì (khi đó thuộc phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng): tổng Khương Đình này gồm 11 làng nhưng trong đó chỉ có 2 thôn Khương Trung và Khương Hạ. Còn thôn Khương Thượng lại thuộc tổng Hạ của huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức.

Đến thời Pháp thuộc (1915), hình thành huyện Hoàn Long thuộc tỉnh Hà Đông thì tổng Khương Đình vẫn còn thuộc về huyện Thanh Trì, song Khương Trung lại chuyển sang tổng Hoàng Mai khi đó thuộc về huyện Hoàn Long và thôn Khương Thượng cũng chuyển sang tổng An (Yên) Hạ cùng huyện này, cho đến tận tháng 8/1945 (còn hai thông Thượng Đình và Hạ Đình của làng Mọc Cựu xem các mục Chính Kinh, Cự Lộc).

Sau năm 1954 ba thôn Khương họp thành xã Tam Khương thuộc quận VII ngoại thành Hà Nội. Sau năm 1961 tách Khương Hạ đem hợp nhất với hai thông Thượng Đình, Hạ Đình của Mọc Cựu thành một xã mới có tên là Khương Đình, thuộc huyện Thanh Trì (riêng phần lớn đất Thượng Đình tách ra thành phường riêng thuộc quận Đống Đa). Đến tháng 1/1997, tất cả thuộc về quận Thanh Xuân. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Đường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO