Đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

24/08/2017 17:02

Đường Hồ Tùng Mậu dài 2.000m, rộng 15 - 40m. Nối tiếp đường Xuân Thủy ở nơi giao nhau với đường Phạm Văn Đồng và chạy dài tới Cầu Diễn. Đường này - cũng như đường Xuân Thủy - là những đoạn trên quốc lộ 32 Hà Nội - Sơn Tây.


Đường Hồ Tùng Mậu dài 2.000m, rộng 15 – 40m.

Đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nối tiếp đường Xuân Thủy ở nơi giao nhau với đường Phạm Văn Đồng và chạy dài tới Cầu Diễn. Đường này – cũng như đường Xuân Thủy – là những đoạn trên quốc lộ 32 Hà Nội – Sơn Tây.

Đường Hồ Tùng Mậu chủ yếu nằm trên đất xã Mai Dịch.

Nay là phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (xem thêm mục Mai Dịch).

Trước đây dân tự đặt là phố Mai Dịch và phố Cầu Diễn.

Tên đường mới đặt tháng 7/2001.

Hồ Tùng Mậu (1896 – 1951), tên chính là Hồ Bá Cự quê Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông sớm tham gia cách mạng, từ năm 1920 đã hoạt động ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Năm 1925 tham dự khóa huấn luyện ở Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, rồi gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1927 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu. Bị bắt giam trong 3 năm. Cuối năm 1929 ra tù, ông góp sức vào việc tổ chức hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930). Nhưng ngay sau đó ông bị giới cầm quyền Hương Cảng bắt giao cho Pháp.  Thực dân xử ông tù chung thân, đày ở các nhà tù trên Tây Nguyên. Tháng 3/1945 ông vượt ngục Trà Khê về hoạt động ở miền Trung. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trung ưởng ủy viên khóa II. Ông hi sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài điếu văn tỏ lòng thương tiếc vô hạn. Nhà nước đã truy tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO