Đừng trao số phận, sức khỏe vào niềm tin không căn cứ!

Theo Khánh Ngọc/Infonet| 26/03/2019 16:10

Việc hàng nghìn người có bệnh bỏ bệnh viện về nhà chữa bệnh bằng cách cúng bái hay theo rao giảng của một phật tử chùa Ba Vàng bệnh tật do nghiệp từ kiếp trước, điều này hoàn toàn sai.

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung – Trung tâm y tế sản khoa Thái Hà cho rằng không có một giáo lý nào dạy con người ta dùng tiền để chuyển hóa nghiệp kiếp trước hay dùng tiền để trả nghiệp mong khỏi bệnh.

Theo bà Dung trong lịch sử y học thế giới, người ta đã từng có cúng bái, từng có làm đàn lễ để giải trừ bệnh tật nhưng không thành công. Với những bệnh có thực thể, có nguyên nhân thì cúng bái không chữa được bệnh mà bắt buộc phải điều trị nguyên nhân của nó. Người dân không nên mê tin mông muội đi chữa bệnh theo như bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng rao giảng.

Bà Dung cho biết, trước kia dịch đậu mùa, dịch bạch hầu, dịch hạch có thể khiến cả thành phố điêu đứng và người ta cũng đã lập đàn cúng bái nhưng không thành công và chỉ đến khi y học phát triển có vắc xin phòng bệnh thì những bệnh truyền nhiễm này mới hết. Cũng giống như bệnh phụ khoa ở phụ nữ không phải do nghiệp từ kiếp trước mà bệnh có nhiều nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân tức bệnh hoàn toàn chữa khỏi.

Một vài bệnh không rõ thực thể như tâm thần, bệnh do tâm lý thì việc điều trị bằng một vài biện pháp tâm linh cũng có kết quả vì khi đến với đạo Phật con người thấy thanh tịnh, tâm an thì những stress cũng giảm được phần nào.

Là người hay đọc về giáo lý đạo Phật, bác sĩ Dung cho biết có nhân quả nhưng người ta thường khuyên con người tu tập để làm việc tốt, trả nghiệp chứ không phải là chi một cục tiền cúng xong là xong bệnh hết, nghiệp tan.

Còn Đại đức Thích Trí Thịnh – Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình Trụ trì Chùa Kim Sơn – Lạc Hồng (Công Viên tâm linh Lạc Hồng Viên) cho biết bản thân ông cũng tin có tiền kiếp, có oan gia.

Theo thầy Thịnh nhưng để một phật tử nói về oan gia trái chủ, tiền kiếp thì không thể được. Trên thực tế tiền kiếp hay oan gia thì vẫn có. Muốn biết được có oan gia và tiền kiếp phải do các cao tăng mới biết được chứ không phải ai cũng biết được. Theo Thầy Thịnh số người có thể biết được oan gia, tiền kiếp cũng rất hiếm hoi.

Với phát ngôn của phật tử Yến mà nói về điều đó dường như là không thể. Bởi rất khó có thể biết được việc của người này, người kia ví như người tu phải biết được bản thân, tiền kiếp của mình. Những người tu, xuất gia trước tiên phải độ được cho mình mới có thể làm cho người khác, phải thông tỏ biết rõ cái của mình mới biết được của người khác.

Việc trả nợ việc này hay việc kia phải tu tập chứ không phải dùng chút tịnh tài của thể thay đổi được vận mệnh của mình, không phải đến khi bị bệnh bỏ ra chút tịnh tài có thể thoát được nghiệp được – Đại đức Thích Trí Thịnh nói.

Mỗi người sinh ra do thân tứ đại hợp thành, có thân có bệnh không ai tránh khỏi được quy luật sinh lão bệnh tử. Việc bị bệnh không đi viện cuồng cúng bái là không ổn. Ai có bệnh phải có thuốc. 

Nhiều người khi mắc bệnh, họ cũng từng xin Đại đức Thịnh có thể cúng lễ mong bệnh tật tan nhưng đều được giảng giải lại. Theo đạo lý nào thì cũng cần phải có khoa học dẫn lối.

"Mình không thể lấy niềm tin, tín ngưỡng nào đó để quyết định bệnh tật hay số phận của mình. Niềm tin phải có căn cứ, nếu khi bạn đặt niềm tin không có căn cứ, khoa học thì đó là mê tín. Việc chữa bệnh bằng hình thức cúng bái, mê tín này cũng tương tự" - Thầy Thịnh cho biết .

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đừng trao số phận, sức khỏe vào niềm tin không căn cứ!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO