Đưa xẩm vào không gian phố đi bộ

kinhtedothi| 05/07/2022 07:34

Từ một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo bị thất truyền, nhờ đam mê và sự cố gắng không mệt mỏi của những người tâm huyết, xẩm Hà thành đã hồi sinh, lan tỏa mạnh trong đời sống tinh thần người dân Hà Nội.

Không dừng lại ở đó, những người yêu xẩm Hà Nội còn đưa loại hình âm nhạc này "sống" gần hơn với Nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Từ khi không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm đi vào hoạt động, người dân Thủ đô và du khách rất hào hứng với chiếu xẩm tại đình Nam Hương - Tượng đài Vua Lê (đường Lê Thái Tổ) của nhóm Xẩm Hà Thành vào mỗi tối cuối tuần. Không chỉ có khách trong nước mà nhiều khách nước ngoài cũng say sưa với những làn điệu lúc sâu lắng, da diết, lúc vui tươi của các bài hát xẩm.

Biểu diễn hát xẩm trên phố đi bộ Hoàn Kiếm. Ảnh: Công Hùng
Biểu diễn hát xẩm trên phố đi bộ Hoàn Kiếm. Ảnh: Công Hùng

Mỗi khi kết thúc một bài, những tiếng vỗ tay không ngớt. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người khi muốn tìm đến nghệ thuật xẩm tại Hà Nội. Nhóm Xẩm Hà Thành luôn hấp dẫn khán giả bằng nhiều bài xẩm với các làn điệu khác nhau trong mỗi đêm biểu diễn.

Một điểm hát xẩm khác được nhiều du khách tìm đến là sân khấu biểu diễn âm nhạc truyền thống trước cửa chợ Đồng Xuân của Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.

Trong nhiều loại hình âm nhạc truyền thống được biểu diễn tại đây, người ta dành một thời gian nhất định để biểu diễn các bài hát xẩm. Xẩm vốn là nghệ thuật dân gian biểu diễn tại đường phố. Vì vậy, chiếu xẩm tại chợ Đồng Xuân đã đưa xẩm trở lại gần đúng với không gian biểu diễn ban đầu.

Với những người cao tuổi sống ở khu phố cổ Hà Nội, mỗi đêm sân khấu trước cửa chợ Đồng Xuân sáng đèn, họ lại ra nghe những điệu xẩm cùng các loại hình nghệ thuật khác. Ông Nguyễn Tiến Phúc, phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm chia sẻ, thủa xưa ông hay được nghe xẩm tàu điện. Vì vậy, khi ở đây có biểu diễn hát xẩm, ông thường xuyên đến nghe. Những bài hát xẩm đã gợi cho ông ký ức đẹp về một nhịp sống của phố phường Hà Nội thủa nào.

Khi nghệ thuật xẩm hoàn toàn thất truyền tại Hà Nội, các nhạc sĩ, nghệ sĩ yêu âm nhạc truyền thống, đặc biệt là xẩm như nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, Khương Cường, Phạm Đình Dũng cùng với nghệ sĩ “đàn anh” như: Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Ngoan, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Hoạch, nhạc sĩ Thao Giang, Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Minh Khang... đã vực dạy môn nghệ thuật độc đáo này.

Bởi với họ, chỉ đơn thuần một suy nghĩ: Nếu để thất truyền, bản thân họ cảm thấy có lỗi với các bậc tiền nhân.
Hơn nữa, loại hình âm nhạc dân dã, độc đáo này lại phổ biến ở khắp đồng bằng, trung du Bắc bộ và Hà Nội chính là trung tâm của hát xẩm.

Từ các cuộc điền dã sưu tập băng ghi lại bài hát xẩm của nghệ nhân Hà Nội thuở trước và sau này, mọi người đã tìm được ông Nguyễn Văn Gia, ở làng Phú Đô, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm) là học trò cụ trùm xẩm Nguyễn Văn Nguyên để có thêm tư liệu về dòng xẩm Hà Nội.

Bên cạnh việc hoàn thành đĩa xẩm Hà Nội, những người tâm huyết với nghệ thuật này đã làm sống lại bằng một chiếu xẩm đầu tiên ở trước cửa chợ Đồng Xuân khi phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân đi vào hoạt động.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, đồng sáng lập nhóm Xẩm Hà Thành cho biết: Từ đó đến nay là hơn 15 năm, Hà Nội đã hình thành nên hàng chục câu lạc bộ, nhóm xẩm. Từ sức sống của xẩm Hà Nội, nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước đã hình thành nên các câu lạc bộ, nhóm hát xẩm. Lễ giỗ tổ nghề hát xẩm được những người yêu xẩm Hà Nội hồi sinh sau nửa thế kỷ vắng bóng.

xẩm giờ đây trở nên quen thuộc với nhiều người dân Hà Nội và du khách. Không chỉ các câu lạc bộ, nhóm xẩm hoạt động tích cực, nhiều nghệ sĩ cũng nhiệt huyết đưa xẩm đến công chúng thông qua hoạt động văn hóa, ra sản phẩm âm nhạc riêng về xẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Đưa xẩm vào không gian phố đi bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO