Du lịch văn hoá tâm linh đang tạo sức hút

Kim Thoa| 11/02/2023 11:39

Những năm qua, việc du khách tham quan và tìm hiểu các lễ hội, công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ, nhà thờ, thánh đường...; đã trở nên phổ biến.

f03f38a4-955c-4f51-811c-46bfa117267b.jpg

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.

du-lich-tam-linh-2(1).jpg
Du lịch tâm linh Côn Đảo

Mỗi dịp đầu năm mới, nhu cầu du xuân, đi lễ của người dân lại tăng cao. Các điểm di tích, du lịch tâm linh luôn trong tình trạng rất đông du khách. Tại Hà Nội, chỉ tính riêng đợt nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chùa Hương đã thu hút hơn 3 vạn du khách; Hoàng thành Thăng Long thu hút 3,3 vạn du khách; Khu di tích đền Sóc đón gần 1 vạn người/ngày từ Tết Nguyên đán đến Rằm tháng Giêng…

Với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội văn hóa dân gian ở khắp các tỉnh, thành phố, từ lâu du lịch tâm linh đã phát triển, đáp ứng nhu cầu vừa du lịch, vừa hành hương, đi lễ của du khách. Các sản phẩm du lịch tâm linh ngày càng được nâng cao chất lượng, mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách. Đây cũng được xem là một trong những dòng sản phẩm có thể tạo sức hút cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Trong số các điểm đến gắn với văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, cơ sở thờ tự Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với công trình của các tôn giáo khác như Công giáo, Cao Đài... Bên cạnh đó, du khách còn đến tham quan, lễ bái ở các công trình gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tri ân những vị anh hùng dân tộc, tiền bối có công với nước, dân tộc, trở thành du lịch về cội nguồn như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh); Tây Yên Tử (Bắc Giang), chùa Hương (Hà Nội); Tam Chúc (Hà Nam), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Đền Trần, Phủ Dầy (Nam Định)…

dd.jpg
Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Các di tích tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội là cơ sở, nền tảng để loại hình du lịch văn hóa - tâm linh phát triển và ngược lại thông qua du lịch, những giá trị của di tích tín ngưỡng, tôn giáo được quảng bá rộng rãi đến với công chúng, thu hút nhiều du khách đến di tích đồng thời tạo thêm nguồn thu để tu bổ, tôn tạo di tích. 

Việt Nam định hướng phát triển du lịch tâm linh theo hướng khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa gắn với quy hoạch liên kết vùng. Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách, thúc đẩy hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng cho du lịch Việt Nam, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Tại Hà Nội, du lịch văn hóa, tâm linh luôn được thành phố coi trọng, phát triển. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, du lịch văn hóa vẫn là cốt lõi của du lịch Thủ đô. Để phát huy thế mạnh của loại hình du lịch này, Sở đề nghị các địa phương không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các sản phẩm liên kết để tăng tính trải nghiệm, hấp dẫn mới cho du khách.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Du lịch văn hoá tâm linh đang tạo sức hút
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO