Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam 2019

Nguyên Anh/KTĐT| 10/11/2018 12:19

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 với mức tăng GDP 6,6 - 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP. Dù lạc quan nhưng các chuyên gia nhấn mạnh Chính phủ phải rất nỗ lực để đạt được mục tiêu này.

Nhiều dư địa để vượt chỉ tiêu

Đánh giá về chỉ tiêu tăng trưởng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Nguyễn Đình Cung cho rằng, GDP sẽ tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2018. Năm 2018, tất cả 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đều đạt và vượt. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, theo dự báo của CIEM cả năm 2018 ở mức 13,34%, thặng dư thương mại 5,1 tỷ USD. Đây là thành tích đáng kể, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển tương đối vững chắc và ổn định.
Liên tiếp mấy năm vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch mà Quốc hội và Chính phủ đề ra. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu thường gấp đôi, gấp ba tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, khi đánh giá về chỉ tiêu xuất nhập khẩu do Chính phủ đề ra cho năm 2019, TS Phạm Tất Thắng tin tưởng, Việt Nam sẽ đạt được các kết quả như kỳ vọng và cho rằng, nếu Chính phủ và DN có cách làm đột phá từ thì kết quả còn có khả năng tăng cao hơn nữa.

Chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh thì cho rằng: “Mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% là hợp lý để chúng ta có thêm dư địa tập trung hơn cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng". Các chỉ tiêu kinh tế Quốc hội đặt ra đòi hỏi sự phấn đấu rất toàn diện. Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng.

Thận trọng kiềm chế lạm phát

Về chỉ tiêu lạm phát, CPI khoảng 4% cho 2019 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình là bảo đảm thận trọng trước sức ép lạm phát ngày càng lớn. Giá dầu thô đang trong xu hướng tăng, tỷ giá, lãi suất và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng, ảnh hưởng của xung đột thương mại của một số nước. Trong khi đó, lộ trình tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường đối với giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, tăng lương tiếp tục được thực hiện. 

TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) bày tỏ lo ngại về lạm phát trong năm 2019 và các năm sau. Đặc biệt, lạm phát quý III/2018 vẫn còn ở mức cao, chủ yếu đến từ việc giá thực phẩm tiếp tục phục hồi mạnh và sự điều chỉnh tăng giá xăng dầu liên tục. Trên thế giới, lạm phát tăng nhanh, bên cạnh việc đồng USD và dầu thô tăng giá cũng như căng thẳng thương mại leo thang, đồng NDT giảm, tại nhiều quốc gia, sức ép lên chi phí vốn đang lan tỏa khi bắt đầu tăng mức lãi suất điều hành nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và dòng vốn tháo chạy. Trong nước, lạm phát gia tăng mạnh mẽ đang trực tiếp tạo sức ép lớn lên lãi suất. 

“Nhìn vào diễn biến lạm phát trong năm 2018, CPI được dự báo ở mức 4%, mức cao nhất kể từ 2014. Diễn biến của tình hình giá năng lượng trên thế giới vẫn ở mức cao và việc nâng kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu (từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít đối với mặt hàng xăng) kể từ 1/1/2019 sẽ tạo ra rủi ro lạm phát cho năm sau” - TS Thành phân tích.

TS Nguyễn Đức Độ (Học viện Tài chính) cho rằng, chỉ tiêu CPI năm 2019 khoảng 4% là phù hợp, bảo đảm thận trọng trong kiểm soát lạm phát nhưng cũng không thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức, góp phần thực hiện đồng thời mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng. Song, cần lưu ý Chính phủ mục tiêu Quốc hội đã giao tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 là phấn đấu kiểm soát lạm phát 3% vào năm 2020 và cần chủ động có thêm các giải pháp mang tính dự phòng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO