Dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) “treo” đến bao giờ?

Nguyễn Chung| 10/07/2018 13:35

Trong lúc nhiều bệnh viện chật chội, quá tải không có giường để bệnh nhân nằm tuy nhiên ở ngay trung tâm Thành phố Hà Nội lại có 1 dự án xây dựng bệnh viện mới có quy mô lên tới 500 giường bệnh tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai vẫn bị bỏ hoang 1 cách hết sức lãng phí.

Dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) “treo” đến bao giờ?
Các hệ thống cổng chính Bệnh viện Xây dựng (mới) tại phố Linh Đường  (Ảnh: Đăng Chung).

Nhằm nâng cấp Bệnh viện Xây dựng để trở thành tuyến cao nhất trong mạng lưới y tế ngành xây dựng, thực hiện các chương trình y tế quốc gai thuộc ngành Xây dựng; khám chữa và chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành xây dựng và cộng đồng. Phấn đấu để người lao động trong ngành xây dựng được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; công nhân lao động được làm việc trong môi trường an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp.


Theo đó, tại văn bản số 876/QĐ - BXD ngày 6/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân phê duyệt Đề án phát triển Bệnh viện xây dựng giai đoạn 2006 -2010. Tại văn bản số 726 ngày 12/4/2007 Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đinh Tiến Dũng ký văn bản chấp thuận chủ trưởng đầu tư xây dựng Bệnh viện Xây dựng (mới),.

Dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) “treo” đến bao giờ?
Phía bên trong của dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) cỏ đã mọc xanh  và nhiều hạng mục biểu hiện xuống cấp (Ảnh: Đăng Chung).

Trong văn bản thể hiện rõ Tên dự án: Đầu tư xây dựng Bệnh viện Xây dựng (mới), địa điểm tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội với quy mô 500 giường bệnh nguồn vốn dự án là vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Thời gian thực hiện dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2007 đến 2008), hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; Giai đoạn 2 (từ năm 2009 đến 2014) đàu tư xây dựng nhà làm việc các phòng, khoa khám chữa bệnh và mua sắm trang thiết bị…

Bên cạnh đó, dự án đã được UBND TP. Hà Nội cấp đất từ năm 2009 để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện Xây dựng (mới) với diện tích 30.208m2 tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. 
Trong khi người dân mong chờ dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) được triển khai đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cấp thiết về y tế cho nhân dân. Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên hiện tại dự án này mới triển khai được hệ thống tường rào xung quanh, một số đường nội bộ và cổng chính tại phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) còn toàn bộ diện tích của dự án bị bỏ hoang cỏ mọc… 

Dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) “treo” đến bao giờ?
Hiện trạng dự án Bệnh viện Xây dựng mới sau 11 năm có văn bản chấp thuận chủ trưởng xây dựng Bệnh viện Xây dựng (mới)  (Ảnh: Đăng Chung).

Với tình trạng quá tải tại các bệnh viện công, bệnh viện đầu ngành tuyến trung ương luôn là vấn đề nóng được chỉ ra tại các hội nghị công tác của ngành y tế và được cả xã hội quan tâm. Một trong những biện pháp nhằm giảm tải áp lực bệnh viện với các cơ sở y tế và người bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị cho bệnh nhân là phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, mở rộng các cơ sở mới và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ tại các cơ sở khám chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương. 

Nhiều ý kiến người dân nghi ngờ cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến dự án chậm triển khai là do năng lực của chủ đầu tư yếu kém hoặc chây ì, thậm chí bỏ hoang gây lãng phí lớn khi Hà Nội vẫn được coi là nơi “tấc đất, tấc vàng”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Dự án Bệnh viện Xây dựng (mới) “treo” đến bao giờ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO