Đồng tác giả truyện ‘Doraemon’ qua đời

KTĐT| 08/04/2022 09:29

Motoo Abiko, người dùng chung bút danh Fujiko Fujio khi sáng tác truyện “Doraemon”, qua đời hôm 7/4 tại nhà riêng.

NHK đưa tin ông Motoo Abiko, một tác giả truyện tranh hàng đầu Nhật Bản, qua đời ở Kawasaki, gần Tokyo, thọ 88 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông chưa được công bố.

Motoo Abiko sinh năm 1934 tại Toyama. Ông cùng người bạn tiểu học của mình là Fujimoto Hiroshi sáng tác truyện tranh và ra mắt với bút danh chung là Fujiko Fujio năm 1951. Cả hai chuyển đến Tokyo năm 1954, họ cùng nhau tạo ra các tác phẩm như Obake no Q-Taro, hay Little Ghost Q-Taro và nhiều bộ truyện tranh, hoạt hình khác.

Tác giả Motoo Abiko. Ảnh:Getty.
Tác giả Motoo Abiko. Ảnh: Getty.

Họ sáng tác truyện Doraemon năm 1969, ban đầu tác phẩm chưa mấy thành công. Tác phẩm được chú ý khi được dựng thành phim hoạt hình ba năm sau. Nhân vật chú mèo máy Doraemon thành công vang dội, trở thành biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.

Bên cạnh sáng tác, hai ông còn cùng một số người bạn của mình thành lập Studio Zero. Họ sản xuất phim hoạt hình, thời điểm thành công nhất, xưởng có 80 người làm việc.

Motoo Abiko và Hiroshi Fujimoto cùng làm bộ truyện Doraemon đến năm 1987 thì dừng hợp tác, do truyện của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng trẻ em. Ngoài Doraemon, hai ông có chung một số tác phẩm như Susume Robot, Tebukuro Tecchan...

Sau khi ngừng hợp tác, Motoo Abiko sử dụng bút danh Fujiko A. Fujio; còn Hiroshi Fujimoto lấy bút danh Fujiko F. Fujio.

Motoo Abiko (phải) và Hiroshi Fujimoto. Ảnh:Gettyimages
Motoo Abiko (phải) và Hiroshi Fujimoto. Ảnh: Gettyimages

Ngoài Doraemon, Motoo Abiko còn là tác giả của một số bộ truyện nổi tiếng như Ninja Hattori-kun, Kaibutsu-kun (Đứa trẻ quái vật). Với những đóng góp cho văn hóa, ông được chính phủ Nhật trao huân chương Mặt trời mọc năm 2008.

(0) Bình luận
  • Ra mắt sách “Ai nói? Tại sao lại nói như thế” của nhà văn Văn Giá
    Tác phẩm văn học được các nhà phê bình đánh giá cao về sự sáng tạo, đầy dũng khí trong lối viết; tính đời, sự tự trào đa chiều trong nội dung và tạo nên “biệt danh” mới cho nhà văn: “Người kể chuyện hiểu chuyện”.
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Ra mắt bộ sách kĩ năng Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm
    Với mong muốn giúp bạn đọc trẻ trang bị những kĩ năng mềm, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách Dám mơ - Biết nói - Giỏi làm gồm 2 cuốn “Tiệm sữa Chào buổi sáng” và “Người biết đi đường dài”.
  • Lê Bá Thự và những dấu ấn trong dịch thuật, sáng tác
    Trong 303 trên tổng số 436 trang của tập sách “Lê Bá Thự - Tiểu luận & phê bình văn học”, Lê Bá Thự đã giới thiệu ngắn gọn về 30 tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của Ba Lan mà ông đã dịch sang tiếng Việt.
  • Thêm nhiều đầu sách mùa Trung thu cho thiếu nhi
    Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 700 người mặc áo dài xếp thành hình cột cờ Hà Nội
    Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ 19/9 đến hết ngày 22/9 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm du lịch ở Hà Nội, với vô số trải nghiệm hấp dẫn.
  • Những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội
    Ngày 10.10.1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử chói lọi, là bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước. 70 năm đã qua, cùng với những con người lịch sử, những địa danh ghi dấu vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hứa hẹn trải nghiệm thú vị tại các "giao lộ sáng tạo"
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9 – 17/11/2024 bao gồm gần 100 hoạt động sáng tạo. Điểm nhấn là các công trình biểu tượng, sắp đặt mô hình không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm – trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm hội thảo quốc tế và trong nước thuộc lĩnh vực sáng tạo...
  • Đặc sắc ẩm thực tại Festival thu Hà Nội
    Ngoài những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trưng bày các sản phẩm, người dân cùng du khách trong và ngoài nước còn được trải nghiệm, thưởng thức không gian ẩm thực với sự góp mặt của nhiều món ăn nổi tiếng vùng miền tại sự kiện Festival Thu Hà Nội.
  • Vai trò của vi sinh vật đối với sức khỏe con người
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Viện Công nghệ và Sức khoẻ - Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Ommani tổ chức Hội thảo Khoa học ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng tới việc chăm sóc sức khỏe và phòng, chống bệnh tật chủ động trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Đồng tác giả truyện ‘Doraemon’ qua đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO