Độc đáo Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2018

Nguyễn Thế Anh (TT Thông tin XTDL Hải Dương)| 05/03/2018 09:58

Trải qua trên 700 năm tồn tại và phát triển, Lễ hội mùa xuân Côn Sơn đã trở thành “Quốc lễ” của đất nước, là lễ hội truyền thống không thể thiếu trong đời sống tâm linh của dân tộc. Trong không gian linh thiêng của núi rừng Côn Sơn với núi non trùng điệp, rừng thông vi vút, dòng suối trong xanh, tươi mát quanh năm, hệ thống di tích có giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, tâm linh vô cùng to lớn cùng nhiều nghi lễ, diễn xướng, trò chơi dân gian với nội dung phong phú, chuẩn mực, giàu chất dân gian, tạo nê

Linh thiêng và trang trọng các nghi lễ

Trong không khí linh thiêng, trang trọng, hòa cùng tiếng trống chiêng, tiếng nhạc lưu thủy hành vân, mọi người kính cẩn dâng nén tâm hương trước Phật, Thánh, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân cùng niềm tin ước nguyện được linh ứng. Mở đầu các nghi lễ diễn ra trong lễ hội mùa xuân Côn Sơn là lễ khai hội. Sau lễ dâng hương, lễ tế khai hội mùa Xuân tại đền thờ Kiếp Bạc và chùa Côn Sơn các đại biểu cùng nhân dân tham gia nghi lễ rước nước, mộc dục. Lễ rước nước một loại hình văn hoá dân gian, một nghi thức tâm linh đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước ven sông Hồng, đây cũng là một nghi lễ quan trọng trong Lễ hội mùa xuân Côn Sơn, mục đích lấy nước làm lễ mộc dục (tắm tượng), đồng thời biểu dương sức mạnh cộng đồng làng xã, gợi mở sự gắn kết tình cảm cộng đồng; biểu hiện ước muốn cầu mùa, cầu nước, cầu nhân khang vật thịnh, phong đăng hòa cốc...

Độc đáo Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2018

Đền Nguyễn Trãi - Côn Sơn - Chí Linh - Hải Dường

Ông Lê Duy Mạnh, Phó Ban quản lý di tích Côn Sơn Kiếp Bạc cho biết: “Lễ rước năm nay sẽ được tổ chức long trọng và kỹ lưỡng hơn nữa, từ chùa Côn Sơn ra đến hồ Côn Sơn kéo dài hàng ki lô mét với đầy đủ nghi trượng, cờ hoa, lễ phẩm.... Tới hồ, đoàn nghi lễ sẽ rước bình thủy lên thuyền rồng đến nơi nước trong, sâu và sạch nhất làm lễ xin nước. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ, bình thủy được rước về chùa, an vị, các nhà sư làm lễ trì chú, mộc dục theo nghi thức truyền thống của Phật giáo. Kết thúc buổi lễ, những người tham dự lễ mộc dục lần lượt tưới lên thần vị Tam tổ Trúc Lâm những giọt nước thơm tinh khiết và đồng tâm niệm cho thân tâm an lạc, quốc thái dân an”.

Nếu lễ rước nước tượng trưng cho việc ra sông, biển cầu các vị thuỷ thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, sản xuất nông nghiệp thuận lợi không bị lũ lụt, hạn hán, mùa màng bội thu thì lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ là nghi lễ kính cáo với trời đất vào ngày linh thiêng nhất của lễ hội đầu năm, cầu mong trời đất chứng kiến lòng thành kính và phép ứng xử trong đời sống xã hội của cộng đồng đúng đạo làm người, hợp với đạo trời - từ bi hỷ xả mà trời đất, Thánh Phật phù giúp cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Vì vậy mà vào sáng ngày 17 tháng giêng hằng năm, lễ tế trời đất luôn được tổ chức chính tại Trung Nhạc Miếu (một trong 5 ngọn núi, đây là năm ngọn núi thiêng tượng trưng cho năm phương “Đông, Tây, Nam, Bắc và trung phương” mỗi phương ứng với một hành, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), do các pháp sư thực hiện. Từ Trung Nhạc Miếu đại diện cho trung phương có thể nhìn được 4 phương tám hướng, những làn khói hương tỏa thấu trời xanh hòa cùng không khí linh thiêng của đất trời. Vật phẩm gồm lễ chay, lễ mặn, hương hoa, ngũ cốc... Sau khi pháp sư thực hiện xong các nghi lễ cúng, tế đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương ban Ngũ cốc cho nhân dân cùng du khách thập phương. Ngũ cốc dâng tế là 5 loại hạt: thóc, ngô, đỗ, vừng, lạc đã được chọn lọc kĩ, lại được Phật, Thánh, Trời, Đất chứng giám… mang về trộn vào Thóc giống, Ngô giống, Đỗ giống, vừng giống, lạc giống gieo trồng; mùa màng bội thu, muôn dân no ấm, thanh bình… để đầu năm sau lại mang Ngũ cốc lên tế tạ ơn Trời, Đất.

Lễ đàn Mông Sơn thí thực diễn ra vào tối ngày 23 tháng Giêng Âm lịch, đây là một nghi lễ quan trọng và là nét văn hóa tâm linh tiêu biểu trong lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn. Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, “quốc tự” của đất nước. Lễ hội Côn Sơn được coi là “quốc lễ”. Bởi vậy, tổ chức lễ đàn Mông Sơn thí thực tại chùa Côn Sơn là nét đẹp văn hóa Phật giáo, thể hiện uy linh của tam tổ Trúc Lâm, Tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; đồng thời bố thí cho các cô hồn âm thế trong toàn quốc Việt Nam để cứu độ chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, thiên hạ thái bình...

Nghi lễ cúng đàn Mông Sơn do Đệ tam tổ Huyền Quang được biên soạn trên cơ sở tập hợp, đúc kết tinh hoa giáo lý của 3 tôn giáo: Nho - Phật - Đạo. Nội dung lễ đàn bao gồm: đàn chính và đàn bàn tiến cúng Phật. Đàn chính là nơi toạ đàn của pháp sự Phật, nhị Bồ Tát (tầng trên cùng), của Kim đồng, Ngọc nữ và 2 hành giả (tầng trung). Tầng dưới bày đồ lễ, hoa nghi, hương nến…Đàn bàn tiến đặt bộ tượng Tam thế Phật ở tầng cao nhất, phía dưới bài trí hoa nghi, lễ phẩm…Hai bên đường “chạy đàn”, bày những mâm lễ với la liệt đồ chay như: Bỏng ngô, khoai luộc, bánh đa, hoa quả, cháo, gạo…để ban phát cho chúng sinh chầu đàn ăn mày cửa Phật.

Nghi lễ được thực hiện uy nghi, chuẩn mực gồm các nghi thức: Nhiễu đàn, đọc khoá cúng, bắt quyết, múa long hồ, sái tịnh chân ngôn, khai hoa kết ấn, dâng lục cúng, thỉnh mời cô hồn, tuyên sớ cầu an, nguyện cho thế giới hoà bình, nhân khang vật thịnh, thiên hạ thái bình, mùa màng bội thu…Lễ đàn Mông Sơn kết thúc, những người tham dự chen nhau vào cướp đồ lễ (cướp cháo thí) để lấy may. Trên gương mặt mỗi người đều lộ rõ vẻ hân hoan bởi “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần”. Đặc biệt, khi tham dự lễ đàn Mông Sơn, mọi người đều thấy lòng thanh thản, nhẹ nhàng vì đã góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất hộ trì, giải thoát cho các cô hồn khỏi nghiệp lực.

Sôi nổi và hấp dẫn trong phần hội

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn không chỉ hấp dẫn du khách bởi các nghi lễ, diễn xướng linh thiêng, độc đáo mà còn hấp dẫn bởi các hoạt động hội đa dạng, phong phú mang tính đặc thù. Một trong những hoạt động sôi nổi, náo nhiệt và mang đầy tính nhân văn đó là Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng giêng Âm lịch hằng năm. Hoạt động này không những mang lại không khí vui nhộn cho lễ hội mà còn mang lại giá trị văn hóa sâu sắc bởi bánh chưng, bánh giầy là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt được lưu truyền từ bao thế hệ nay. Hội thi có sự tham gia của các nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hải Dương. Bánh đạt giải sẽ được rước lên chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, Ngũ Nhạc Linh Từ, đền Kiếp Bạc... kính dâng lên Phật, Thánh.

Sau hội thi, ngoài các giải do Ban tổ chức trao thưởng, 2 đội giành giải nhất sẽ được vinh dự tham gia hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ giỗ tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng năm đó. Cùng với hội thi bánh chưng, bánh giầy, liên hoan pháo đất cũng là một trong những nội dung thu hút đông đảo du khách tham gia. Trong thời tiết se lạnh của mùa xuân, hội thi pháo đất như làm không khí của lễ hội nóng lên bởi không khí thi đấu diễn ra vô cùng sôi nổi trong tiếng trống, tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả. Hội thi không chỉ là một sân chơi rèn luyện sức khỏe mà còn thể hiện sự kế thừa, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của thế hệ cha ông để lại; đã mang lại cho Lễ hội mùa xuân Côn Sơn một sức hút rất lớn với khách thập phương, tạo sự phong phú và chiều sâu cho lễ hội.

Bên cạnh đó, còn nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, diễn xướng khác được diễn ra tại không gian của lễ hội như: thi đấu cờ tướng, diễn xướng hầu thánh ở đền Kiếp Bạc, viết thư pháp, các chương trình văn nghệ hát chèo, hát văn, dân ca, quan họ miễn phí phục vụ du khách về trẩy hội, du xuân tại khu vực đền thờ Nguyễn Trãi. Đội hoạt động 2 buổi/ngày, mỗi buổi kéo dài 2 - 3 giờ. Ngoài ra, các thành viên trong đội còn hát giao lưu với du khách. Đội sẽ hát phục vụ du khách đến khi Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2018 kết thúc…chắc chắn sẽ đem lại cho du khách thập phương nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và một khoảng thời gian du xuân đầu năm vô cùng bổ ích.

Năm 2018, lễ khai hội gắn với tưởng niệm 684 năm ngày mất của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 – 2018), đồng thời công bố Quyết định của Thủ tướng công nhận “Bia Côn Sơn Tư Phúc tự bi” là Bảo vật quốc gia. Ông Lê Duy Mạnh cho biết thêm: “Điểm mới trong năm nay là Ban tổ chức cũng sẽ tiến hành dẹp bỏ toàn bộ các hàng quán trong khu vực nội tự chùa Côn Sơn nhằm trả lại vẻ đẹp tôn nghiêm cho không gian nơi đây, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức. Các tuyến đường từ quốc lộ 18 vào khu di tích được cắm nhiều cờ lễ, băng rôn giới thiệu sơ lược về lễ hội được treo ở các trục đường chính tại thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và trong khu di tích; treo quảng cáo tấm lớn tại Quốc lộ 5, Quốc lộ 37…xây dựng phương án đảm bảo an toàn, văn minh, trật tự cho du khách hành hương về Côn Sơn - Kiếp Bạc”.

Bên cạnh chốt tại tất cả các điểm, tuyến đường dễ xảy ra ách tắc, Công an thị xã Chí Linh còn bố trí các tổ Cảnh sát giao thông cơ động, sẵn sàng phân luồng, tuyến, có mặt kịp thời điều tiết giao thông khi xảy ra ách tắc. Ban quản lý di tích phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức cho các hộ dân trong khu vực di tích ký cam kết không tăng giá và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong dịp diễn ra Lễ hội; không để hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ, hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội, không cài, giắt, đặt rải tiền tùy tiện, gây phản cảm, bố trí bàn công đức hợp lý để phục vụ nhân dân… Ban quản lý còn phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp hành nghề mê tín, dị đoan, nâng giá, chèo kéo du khách thập phương./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO